Gặp gỡ ân nhân của người nuôi thủy sản

Đầu năm mới 2014, TS Trần Hữu Lộc, người con của đất Việt chính thức mang tri thức từ Mỹ về nước giúp người nuôi trồng thủy sản trừ bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. NNVN đã có cuộc trò chuyện với vị TS này.

Tiến sĩ Lộc
TS Trần Hữu Lộc (mặc áo xanh) lấy mẫu bệnh tại ĐBSCL để mang về Mỹ nghiên cứu

Xin TS chia sẻ "cái duyên" sang Mỹ nghiên cứu bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm?

Tôi sinh ra và lớn lên ở Thủ Đức, một vùng ven TP.HCM nên khá yêu và hiểu một chút về thiên nhiên. Quê cha mẹ đều ở miền Tây nên tôi rất máu lênh đênh. Năm 2006 tốt nghiệp ngành NTTS, ĐH Nông Lâm TP.HCM và được ở lại trường làm việc tại Khoa Thủy sản. Để trau dồi thêm kiến thức, trong quá trình làm việc tôi đã nộp đơn xin học bổng nhiều nơi và liên lạc với giáo sư của nhiều trường ĐH ở Mỹ.

Cùng lúc tôi được nhận 3 suất học bổng ở châu Âu và được 3 trường ĐH ở Mỹ nhận học TS. Ngoài ra, còn được nhận học bổng một phần của Chính phủ Việt Nam cho phép học thẳng lên TS. Sau nhiều lần cân nhắc tôi chọn sang Mỹ học TS ở trường ĐH Arizona chuyên ngành vi sinh và bệnh học trên tôm từ năm 2010. Sau 3 năm tôi hoàn tất mục tiêu chương trình TS của mình khi chứng minh được nguyên nhân của dịch bệnh EMS (hoại tử gan tụy cấp trên tôm) vào đầu năm 2013 và bảo vệ thành công luận án TS về bệnh tôm.

Lĩnh vực nghiên cứu gồm 3 mảng: Bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản và vi sinh môi trường. Ba mảng này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong lĩnh vực tôi theo đuổi là nghề nuôi tôm và bệnh tôm. Tôi may mắn được làm việc với tập thể các chuyên gia hàng đầu thế giới về cả ba lĩnh vực trên trong suốt quá trình học và nghiên cứu TS của mình.

Có thể kể tên hai GS đồng hướng dẫn chính là 2 nhà bệnh học và nuôi thủy sản nổi tiếng thế giới: GS. Donald V. Lightner và GS. Kevin M. Fitzsimmons. Cả hai GS đã sang Việt Nam khá nhiều lần điều tra về bệnh dịch trên tôm trong thời gian tôi làm đề tài TS. Có lẽ nhiều bà con nông dân nuôi tôm ở miền Tây cũng đã được gặp hai GS trong các lần cùng tôi về miền Tây công tác.

Xin TS cho biết xuất phát từ đâu lại đam mê ngành thủy sản?

Tôi thật sự rất yêu thiên nhiên và khoa học tự nhiên nên rất muốn tìm hiểu về thế giới thủy sinh. Với tôi không có điều gì thú vị bằng việc tìm hiểu về "vương quốc" của cá, tôm. Thật sự thế giới về thủy sản quá sức đa dạng, phong phú, giàu có và có nhiều điều thú vị đáng khám phá.

Khi tròn 10 tuổi thì tôi đã đọc ngấu nghiến quyển sách “Biển - Cái nôi của sự sống” từ đó trong máu của tôi đã có sự đam mê với ngành này. Sở thích của tôi là câu cá. Tôi câu cá không phải để kiếm thực phẩm mà để nghiền ngẫm và hiểu loài cá hơn cũng như hiểu hơn về thế giới mà chúng sinh sống. Việc biết câu cá, giăng lưới, đặt trúm lươn, cắm câu… hết sức thú vị.

Phương châm sống của tôi là hãy sống làm sao để thấy cuộc đời này là thú vị và ngược lại cuộc đời cảm thấy thú vị khi có thêm một người là mình. Mặt khác, tôi được thừa hưởng thêm truyền thống nghề thủy sản của gia đình. Ba tôi là một giảng viên ngành thủy sản, từ lúc tôi chưa biết đi đã được ba cho coi cá tôm riết rồi mê cá tôm "vào máu".

Lúc còn nhỏ mê cá tới mức độ chui vào cả cống nước hay lội xuống ao rau muống sau giờ học để bắt cá bỏ vào hồ nuôi chơi. Càng lớn lên, sự đam mê đó ngày càng lớn, cho nên chỉ có 1 cách để thỏa mãn sự đam mê đó là theo nghề thủy sản suốt đời.

Xin TS cho biết trong quá trình nghiên cứu đã gặp phải những khó khăn và thuận lợi gì?

Khi sang Mỹ năm 2010 cũng là lúc ở Việt Nam xuất hiện một bệnh trên tôm "Hội chứng tôm chết sớm - hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi EMS/AHPNS” và bệnh này hoàn toàn chưa được ghi nhận lịch sử khoa học bệnh tôm của thế giới.

Bệnh gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Khi đó tôi chọn đề tài Nghiên cứu xác định nguyên nhân của bệnh EMS/AHPNS có thể coi là một trong những đề tài khó khăn nhất trong lịch sử khoa học bệnh tôm.

Thời điểm tôi chọn đề tài thì hầu như trên thế giới hoàn toàn mù mờ về nguyên nhân của nó. Sau 3 năm nghiên cứu thì tôi đã xác định được nguyên nhân của bệnh EMS/AHPNS là do dòng đặc biệt của 1 loài vi khuẩn rất phổ biến trong môi trường nước lợ/mặn là Vibrio parahaemolyticus.

Và sau rất nhiều các nghiên cứu kiểm chứng, chúng tôi quyết định công bố công trình nghiên cứu về nguyên nhân EMS/AHPNS trên tạp chí chuyên ngành bệnh học thủy sản do tôi đứng tên tác giả. Đồng thời chúng tôi đã thông báo kết quả nghiên cứu này cho các cơ quan thuộc Bộ NN-PTNT Việt Nam, các đồng nghiệp tại Việt Nam, các nhóm nghiên cứu khác trên thế giới vào tháng 4/2013 và truyền thông quốc tế vào tháng 5/2013.

tiến sĩ cùng giáo sư
TS Trần Hữu Lộc cùng các giáo sư

Cuối tháng 6/2013 tôi và GS Lightner về Việt Nam để báo cáo kết quả nghiên cứu với FAO, Bộ NN-PTNT Việt Nam và cộng đồng khoa học thế giới. Tôi tổ chức nhiều hội thảo tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM với sự tham dự của GS Donald Lightner và một GS khác từ trường Arizona là GS Kevin Fitzsimmons (cũng là một chuyên gia hàng đầu thế giới về thuỷ sản) với gần 500 nông dân và người quan tâm tham dự. Sau nhiều nỗ lực xúc tiến, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và Trường ĐH Arizona đã ký hợp tác lâu dài với nhau. Đây là một điều vui mừng và vinh dự cho cả hai trường ĐH.

Khi đã nghiên cứu thành công hội chứng hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi thì TS rút ra được kinh nghiệm gì?

Một điều tôi muốn nhấn mạnh rằng, nghiên cứu này không phải là sự chạy đua của các nhóm nghiên cứu mà chính xác hơn đó là sự hợp tác, chạy tiếp sức của một tập thể lớn của các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước.

Nhóm nghiên cứu của tôi và bản thân tôi được nhận nhiều sự chia sẻ về thông tin, hỗ trợ về điều kiện rất lớn từ Bộ NN-PTNT Việt Nam, các cơ quan ban ngành các tỉnh, thành và đặc biệt là sự chia sẻ thông tin từ các cơ quan nghiên cứu như các Viện NTTS 1, 2, 3 và các trường ĐH trong và ngoài nước.

Các sự chia sẻ thông tin này là hết sức quan trọng để ta có định hướng đúng cho nghiên cứu. Các nghiên cứu ban đầu của Viện NTTS 1, 2, 3 là hết sức có giá trị. Cho nên, sự thành công chung của nghiên cứu này là của tất cả mọi người, cá nhân tôi và trường Arizona là may mắn.

Theo tôi nghĩ, sự hợp tác này luôn luôn được tiếp diễn để ta hướng đến việc khống chế dịch bệnh hoại tử gan tụy trên tôm ở quy mô toàn cầu, do dịch bệnh này vẫn còn tiếp tục lan rộng sang các nước khác. Tôi được mời sang nhiều nước có nghề nuôi tôm làm việc để giúp họ khống chế dịch bệnh.

Điều vui mừng là mỗi nước tôi đi tới đều vui vẻ hợp tác với tôi cũng như các nhóm nghiên cứu khác để tạo thành một mạng lưới mạnh về nghiên cứu và chia sẻ thông tin. Chúng ta dần thấy, khoa học là không có biên giới về địa lý, màu da hay ngôn ngữ vì nó hướng đến một mục đích chung là phục vụ con người.

Việc xác định được nguyên nhân của bệnh EMS/AHPNS giúp cộng đồng khoa học thủy sản và ngành nuôi tôm thế giới giải được câu hỏi đã tồn tại hơn 4 năm: Cái gì đã khiến cho tôm ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á chết hàng loạt. Nghiên cứu của tôi được Trường ĐH Arizona chọn là 1 trong 20 sự kiện của trường.

Việc hoàn thành nghiên cứu này giúp mình hoàn thành chương trình TS sau 3 năm học. Nếu nghiên cứu không ra thì không biết đến bao giờ mới hoàn tất được chương trình và trở về quê hương Việt Nam để cống hiến cho khoa học nước nhà trong việc đối phó với bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

TS có thể chia sẻ vì sao không ở lại nước bạn làm việc mà về Việt Nam để cống hiến?

Vì tôi đã “nợ” nông dân Việt Nam mấy trăm con trâu để sang học ở Mỹ. Cho nên tôi phải về nước để "đền" trâu cho bà con chứ? Còn các bạn Mỹ cũng đã “cho” tôi hàng ngàn con trâu thì mới đủ chi phí cho tôi hoàn tất cái học vị TS này. May mắn là ĐH Nông Lâm TP.HCM là trường ĐH đầu tiên ở VN ký kết hợp tác hữu nghị với Trường ĐH Arizona. Hy vọng hai trường sẽ có nhiều hợp tác nghiên cứu trong tương lai và tôi sẽ được đóng góp một phần nhỏ trong đó để đền “trâu” cho các bạn Mỹ.

Xin cảm ơn tiến sỹ!

"Điều tôi mong một ngày không xa Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu tôm số 1 thế giới. Tôi cũng hy vọng sẽ có được sự kết nối tiếp tục với các nhà khoa học trong và ngoài nước để tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu để tất cả cùng vững bước tiến xa hơn", TS Lộc chia sẻ.

Báo Nông Nghiệp VN, 02/01/2014
Đăng ngày 03/01/2014
Thanh Phong
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 17:24 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 17:24 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 17:24 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:24 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 17:24 16/11/2024
Some text some message..