Ghi nhật ký khai thác: Việc quan trọng nhưng chưa được xem trọng

Trong hoạt động khai thác thủy sản xa bờ, việc ghi nhật ký mỗi chuyến biển là quy định bắt buộc; nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nên nhiều ngư dân không thực hiện hoặc thực hiện theo kiểu đối phó.

Ghi nhật ký khai thác: Việc quan trọng nhưng chưa được xem trọng
Ảnh: Internet

Theo quy định của Bộ NN&PTNT, mỗi chuyến biển, chủ tàu hoặc thuyền trưởng tàu cá đều phải ghi nhật ký khai thác thủy sản (KTTS) về hành trình di chuyển, vị trí tàu cá trên biển, sản lượng và các loại sản phẩm khai thác.

Nhật ký KTTS của mỗi chuyến biển là cơ sở để ngành chức năng xem xét nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Chính phủ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngư dân. Đây cũng giải pháp quan trọng để truy xuất nguồn gốc thủy sản, ngăn chặn tình trạng tàu cá xâm phạm lãnh hải các nước. Tuy vậy, không phải ngư dân nào cũng chấp hành nghiêm túc việc ghi nhật ký KTTS.

Nhiều lý do

Ngư dân Đinh Công Khánh, ở xã Cát Khánh (Phù Cát) giãi bày: Bình quân mỗi năm chúng tôi mở 10 chuyến biển và đều kết nối thông tin liên lạc với các trạm bờ, nhưng không phải chuyến biển nào cũng ghi nhật ký. Thường thì có từ 4-5 chuyến được ghi chép cẩn thận về hành trình di chuyển tàu cá, tọa độ, vùng biển KTTS, tổng sản phẩm và các loại sản phẩm khai thác được. Khi tàu cá cập cảng, chúng tôi xuất trình nhật ký các chuyến biển cho ngành chức năng xác nhận để được hưởng chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của Chính phủ. Các chuyến biển còn lại không nhất thiết phải ghi nhật ký. Hơn nữa, khai báo về tọa độ, sản lượng dễ bị “lộ” ngư trường, luồng cá và doanh thu…

Ngư dân Bùi Thanh Ninh, ở xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn), cho rằng, việc ghi nhật ký hành trình KTTS là cần thiết, nhưng không phải thuyền trưởng nào cũng tỉ mẩn ghi chép đầy đủ các hoạt động diễn ra trên biển, nhất là đối với các thuyền trưởng vừa điều khiển tàu, vừa chỉ đạo và trực tiếp KTTS trên biển. Do vậy, để thuyền trưởng khi chép nhật ký hành trình KTTS, chủ tàu cá phải giao nhiệm vụ cụ thể và có sự đãi ngộ nhất định đối với thuyền trưởng.

Theo ngành chức năng của tỉnh, toàn tỉnh có 3.700 tàu cá công suất từ 90CV trở lên thường xuyên KTTS ở những vùng biển xa. Tất cả các ngư dân KTTS xa bờ đều được phát mẫu và hướng dẫn cách ghi chép nhật ký mỗi chuyến biển, nhưng phần lớn ngư dân chỉ ghi chép 4 chuyến biển để làm cơ sở đề nghị hỗ trợ chính sách phát triển thủy sản theo Quyết định 48 của Chính phủ. Các chuyến biển khác, ngư dân không ghi nhật ký hoặc có nhưng không cụ thể, không báo cáo, nên việc kiểm soát hoạt động KTTS của ngư dân trên biển và truy xuất nguồn gốc sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Cấp bách khắc phục theo cảnh báo của EU

Năm 2017, có 7.721 lượt tàu của ngư dân được xác nhận KTTS ở vùng biển xa, ít hơn nhiều so với thực tế số lượng tàu cá vươn khơi, bám biển. Điều đó chứng tỏ, ngư dân vẫn còn chưa xem trọng việc ghi chép nhật ký KTTS.

Ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), cho biết: Năm 2018, Bộ NN&PTNT và các tỉnh thành ven biển trong nước, trong đó có tỉnh ta, thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của Liên minh châu Âu (EU) về KTTS bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Riêng tỉnh ta sẽ tập trung nâng cao năng lực 2 trạm bờ đã xây dựng và xây dựng mới trạm bờ tại cảng cá Quy Nhơn để kết nối tự động với các tàu cá đã trang bị máy HF; in, cấp phát, thu nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác, sản lượng thủy sản lên cảng, bến cá để quản lý nghề cá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phấn đấu 100% chủ tàu cá hoặc thuyền trưởng xa bờ phải thực hiện ghi, nộp nhật ký hành trình, báo cáo KTTS đúng quy định…

Tỉnh ta cũng sẽ thành lập tổ công tác thường trực tại các cảng cá để kiểm tra việc thực hiện ghi nhật ký hành trình KTTS của ngư dân, đồng thời xác nhận chuyến biển, sản phẩm cho ngư dân để được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Mặt khác, kiểm tra và kiên quyết không cho các tàu cá ra khơi khi chưa đủ các thủ tục hồ sơ, các trang thiết bị, số lượng người theo quy định và không thực hiện đúng các quy định IUU. Hàng tháng, Chi cục Thủy sản sẽ tổng hợp số lượng tàu cá không ghi nhật ký hành trình KTTS báo cáo Sở NN&PTNT, UBND tỉnh và Bộ NN&PTNT để công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Báo Bình Định
Đăng ngày 29/01/2018
Phạm Tiến Sỹ
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 09:00 14/06/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 5/2025 tăng mạnh so với cùng kỳ

Trước yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quản lý giống, thức ăn, môi trường và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng; đồng thời đẩy mạnh các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và tăng cường khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi biển.

Cá ngừ
• 11:06 11/06/2025

Một số ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản

sản Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản là một xu hướng quan trọng giúp đảm bảo khai thác bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định quốc tế. Dưới đây là một số công nghệ tiêu biểu đang được triển khai.

Công nghệ trong khai thác thủy sản
• 11:00 13/05/2025

Cảng cá Trần Đề quản chặt nguồn gốc thủy sản, hướng tới gỡ 'thẻ vàng'

Cảng cá Trần Đề tại tỉnh Sóc Trăng từ lâu đã là một trong những cảng cá trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ là điểm trung chuyển quan trọng cho các hoạt động khai thác mà còn đóng vai trò lớn trong chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu. Việc quản lý chặt chẽ nguồn gốc thủy sản tại đây không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu.

Cảng cá Trần Đề
• 09:40 09/05/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 05:09 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 05:09 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 05:09 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:09 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 05:09 16/06/2025
Some text some message..