Giá cá bớp giống tăng cao, người dân "cắn răng" tái đàn

Giá cá bớp giống sau Tết Nguyên đán liên tục tăng cao khiến người nuôi trồng thủy sản tại Khánh Hòa phải 'cắn răng', chi mạnh để tái đàn.

Giá cá bớp giống tăng cao, người dân "cắn răng" tái đàn
Giá cá giống tăng từ 2-4 lần

Giá cá giống tăng từ 2-4 lần

Ông Nguyễn Văn Mỹ - một người nuôi cá tại huyện Vạn Ninh vừa thả hơn 5.000 con cá bớp giống phấn khởi cho biết: “Tôi đặt từ trước Tết đến nay mới có cá giống. Dù cá giống cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và trước bão số 12 nhưng có cá tái đàn là mừng rồi”.

Theo những người nuôi cá bớp lâu năm, sau Tết Nguyên đán là thời điểm thích hợp để thả cá do thời tiết ấm áp, nước biển không có nhiều biến đổi nên cá giống có thể thích nghi nhanh với môi trường tự nhiên.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm thả nuôi phù hợp bởi sau gần 1 năm chăm sóc, cá được bán vào dịp Tết năm sau sẽ có giá trị cao.

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cá bớp thương phẩm của thị trường tăng mạnh kéo theo số hộ nuôi cá bớp bằng lồng bè tăng cao. Đặc biệt tại Khánh Hòa, bởi đây là một trong những địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nghề nuôi cá bớp thương phẩm.

Tuy nhiên sau bão số 12, nghề nuôi trồng thủy sản tại Khánh Hòa trở nên điêu đứng khi hàng chục ngàn lồng bè, hàng trăm hecta ao đìa bị hư hỏng nặng. Chỉ riêng tại huyện Vạn Ninh đã thiệt hại hơn 12.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản. Do đó, các hộ nuôi cá bớp thương phẩm gặp khó khăn về mặt con giống do có quá nhiều người tái đàn cùng lúc.


Người nuôi trồng thủy sản tại Khánh Hòa làm lại lồng bè để tái đàn sau bão số 12. Ảnh: Khải An

Theo ông Mỹ, vào cùng kỳ năm ngoái hoặc chỉ trước bão số 12, giá cá bớp giống nằm khoảng 1.000 đồng/cm nhưng hiện nay có giá khoảng 2.500 – 4.000 đồng/cm. Để nuôi thương phẩm, người nuôi trồng thường thả con giống từ 10cm trở lên, vị chi mỗi con giống có giá từ 25 – 50 nghìn đồng/con tùy kích cỡ.

Bà Nguyễn Thị Như Phượng - chủ một doanh nghiệp chuyên cung cấp cá giống nổi tiếng cho biết: "Sau bão số 12 đàn cá bố mẹ của cơ sở bị ảnh hưởng tiêu cực nên việc ép đẻ cá giống trở nên vô cùng khó khăn". Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp đã tăng giá cá giống.

Rủi ro với cá giống trôi nổi

Để có cá bớp giống, nhiều hộ phải đăng ký với các cơ sở cung cấp cá giống trước một thời gian dài và sẵn sàng chi "mạnh tay" để nhanh chóng có cá giống chất lượng tái đàn. Tuy nhiên, nhu cầu con giống tăng đột biến vô hình trung làm chất lượng cá giống trở nên "phập phù".

Ông Phạm Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Ích, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) cho biết, tại địa phương có 7-8 cơ sở cung cấp cá bớp giống nhưng chỉ có 2 cơ sở đăng ký kinh doanh nên khó quản lý về chất lượng.

“Những cơ sở không đăng ký khi chúng tôi kiểm tra họ nói sản xuất cá giống để nuôi nên khó xử lý. Các hộ không đăng ký thường mua trứng cá về ép đẻ làm chất lượng con giống không tốt bằng số cá đẻ tự nhiên từ cá bố mẹ.”, ông Khánh nhận định.


Chi cụ Thủy sản Khánh Hòa khuyến cáo người dân nên chọn con giống tại những cơ sở uy tính để tránh bệnh dịch. Ảnh: Khải An

Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa cũng ghi nhận tình trạng giá cá giống tăng cao sau bão số 12. Chính vì thế, chi cục đề nghị người nuôi cá bớp thương phẩm cẩn trọng trong việc chọn con giống để tránh rủi ro. Đồng thời, Chi cục Thủy sản cũng tổ chức quản lý nghiêm ngặt giấy chứng nhận của các cơ sở sản xuất cá bớp giống ngoài địa phương để tránh tình trạng bệnh dịch khi tái đàn.

Bà Nguyễn Thị Toàn Thư, Phó trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản (Chi cục Thủy sản Khánh Hòa) cảnh báo: “Sau bão số 12 tuy các mầm bệnh gây ảnh hưởng đến việc nuôi cá bớp thương phẩm có giảm đi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, các hộ nuôi trồng nên chọn những cơ sở uy tín để mua con giống vì con giống trôi nổi, nhập từ các địa phương khác nếu không có giấy chứng nhận có thể phát sinh bệnh dịch trong quá trình nuôi”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, do nhu cầu sớm tái đàn để phục vụ nhu cầu thị trường nhiều hộ nuôi cá bớp thương phẩm đang "cắn răng" mua cá giống trôi nổi với giá thành khá cao để "gỡ gạc" sau vụ mùa thất bại do bão số 12 tác động.

Đời sống & Pháp lý
Đăng ngày 16/03/2018
Khải An
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 23:11 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 23:11 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 23:11 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 23:11 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 23:11 26/11/2024
Some text some message..