Giá thấp, hàng nghìn tấn thủy sản "mắc kẹt"

Hàng nghìn tấn cá tại huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đã đến lứa phải xuất bán để cải tạo ao nuôi, phục vụ cho nuôi vụ mới nhưng giá thấp, người nuôi không muốn bán.

Thu cá
Hàng nghìn tấn cá ở Lập Lễ, Thủy Nguyên đã đến kỳ thu hoạch nhưng người dân chưa muốn bán do giá thành thấp. Ảnh: Đình Mười.

Hơn 2.000 tấn cá mắc kẹt ở Lập Lễ

Hàng loạt hộ dân nuôi trồng thủy sản Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên đang dở khóc dở mếu khi hàng nghìn tấn cá vược và cá trắm đen đã đến lứa phải xuất bán để cải tạo ao nuôi, phục vụ cho nuôi thủy sản vụ mới nhưng giá quá thấp, có nơi thu mua còn thấp hơn giá thành sản phẩm.

Ông Nguyễn Đức Văn - Giám đốc HTX Mắt Rồng cho biết: "Hợp tác xã có 65 hộ thành viên, nuôi thủy sản trên tổng diện tích mặt nước hơn 210 ha, hiện nay cá đang vào vụ thu hoạch, sản lượng dự kiến trên 2.000 tấn. Tuy nhiên, đợt này giá đang thấp, cá vược đang dao động từ 83.000-85.000đ/kg, cá trắm đen dao động từ 65.000-70.000đ/kg. Giá này thấp hơn nhiều so với trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19 nên nhiều người không muốn bán".

Trước đây, trung bình mỗi năm Hợp tác xã Mắt Rồng cho ra thị trường khoảng 4.500 tấn cá trắm đen và cá vược, trong đó riêng cá trắm đen chiếm đến 60% sản lượng trên thị trường miền Bắc. 

Do vị thế nằm ở khu vực ngã 3 sông (sông Ruột Lợn, sông Bạch Đằng và sông Cấm), hàng năm chịu ảnh hưởng tích cực bởi thủy triều vùng cửa sông nên chất lượng nước ở đây rất phù hợp cho cá vược sinh trưởng và phát triển.

Các hộ dân ở đây từng thử nghiệm nuôi nhiều loại thủy sản khác nhau, nhưng cá vược cho sản lượng và giá trị kinh tế tốt hơn cả nên đã phát triển nuôi loại cá này thành sản phẩm chủ lực bấy lâu nay.

Và vùng Lập Lễ được xem là thủ phủ của cá vược và cá trắm đen ở Hải Phòng, việc tiêu thụ sản phẩm của Hợp tác xã những năm gần đây luôn thuận lợi do có thị trường tiêu thụ ổn định và việc vận hành của HTX khoa học, có tính toán ký lưỡng, cân bằng cung cầu và ít bị tiểu thương ép giá.


Thương lái thu mua tận nơi, nhưng nhiều hộ dân chưa muốn bán do giá thành thấp. Ảnh: Đinh Mười.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Thủy Nguyên, hiện tại, diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện đang có là 1.466ha, trong đó nuôi nước lợ là 781,3ha, nước ngọt là 684,2ha. Sản lượng thủy sản nuôi rất lớn, tuy nhiên, việc tiêu thụ còn nhiều bất cập.

Việc ký kết hợp đồng liên kết, tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung huyện chưa có, chưa xây dựng được chợ đầu mối thuỷ sản của huyện. Do đó, một số sản phẩm thủy sản thế mạnh của huyện như cá vược, cá trắm đen tiêu thụ chậm, giá thu mua thấp hơn giá thành sản phẩm nên người nuôi không muốn bán để cải tạo ao nuôi, phục vụ cho nuôi thủy sản vụ mới.

Không chỉ ở  Lập Lễ

Không chỉ ở Lập Lễ xảy ra tình trạng này mà ở nhiều nơi khác như Cát Bà, Dương Kinh… giá cả thị trường xuống thấp ảnh hưởng lớn đến người nuôi.

Tại Cát Bà, mấy trăm hộ nuôi cá lồng trên vịnh cũng lao đao thời gian vừa qua do dịch bệnh, nhà hàng khách sạn đóng cửa, giá cả thủy sản xuống thấp, khó bán hoặc không thể bán trong khi cá càng nuôi càng lớn.

Ông Vũ Văn Thoản - nuôi cá lồng ở Bến Bèo, Cát Bà cho biết: "Hiện tại mỗi ngày trung bình mất khoảng 10 triệu tiền thức ăn cho cá. Tuy nhiên, giá quá thấp và thậm chí thời điểm giãn cách xã hội do dịch Covid-19 gia đình không thể bán được cá. Hoặc có bán giá cũng thấp, không bõ công nuôi. Cá ngày càng lớn, bán cũng lỗ mà nuôi thì càng lỗ”.

Tại quận Dương Kinh, giá tôm cũng xuống thấp gần 1 nửa so với năm 2019 nhưng các hộ dân vẫn phải bán để chuẩn bị cho vụ mới.

Ông Vũ Bá Quang, hộ nuôi tôm ở phường Tân Thành cho hay: Tôi nuôi tôm nhà bạt (tôm mùa đông) và thu hoạch, năm nay được mùa, dự kiến khoảng 10 tấn tuy nhiên giá thấp. Năm ngoài hơn 200.000đ/kg nhưng năm nay chỉ được 165.000đ/kg, nhưng vẫn phải bán do đã đến kỳ thu hoạch và chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.

“Tôi may mắn nuôi cả 2 năm nay được không bị dịch bệnh, năng suất có thể nói là đạt nhưng giá hơi thấp 1 chút. Tuy nhiên so với những hộ nuôi bên cạnh thì vẫn còn may mắn hơn. Có anh Phụng nuôi cạnh nhà tôi phải bán cách đây 1 tháng với giá chỉ 110.000đ/kg trong khi vốn bỏ ra khoảng 90.000-100.000đ/kg, lãi chỉ 20.000đ/kg”.

Theo Chi cục Thủy sản Hải Phòng, hiện tại, Hải Phòng đang có hơn 8,9 ha nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản trong 4 tháng đầu năm ước đạt  25,67 nghìn tấn. Vừa qua, hầu như tất cả đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giá cả và lượng tiêu thụ đều giảm.

Trước thực trạng này, trong thời gian tới, ngoài việc tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức, các nhân nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm do dịch bệnh Covid-19 tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng để khắc phục khó khăn. Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có chính sách hỗ trợ và hướng dẫn người dân thực hiện việc tích tụ ruộng đất, sản xuất hàng hóa tập trung. Đồng thời, tục hỗ trợ cơ giới hóa, chính sách khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Mặt khác hỗ trợ thúc đẩy mô hình liên kết bền chặt giữa doanh nghiệp và nông, xây dựng lòng tin và phát huy vai trò, trách nhiệm giữa các bên với nhau, tránh tình trạng bẻ kèo khi giá cả thị trường biến động để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Cụ thể là doanh nghiệp đảm bảo bao tiêu cho người dân trong mọi trường hợp còn người dân đảm bảo bán cho doanh nghiệp với giá đã thống nhất trong hợp đồng bất kể giá cả điểm thu hoạch thấp hơn giá thị trường.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 07/05/2020
Đinh Mười
Nuôi trồng

Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
• 19:55 28/01/2022

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 11:55 01/12/2023

Nên làm hố xi phông bằng xi măng hay composite?

Xây dựng và thiết kế hố xi phông cho ao nuôi, đặc biệt là các ao nuôi tôm công nghệ cao đã dần trở thành vấn đề đáng quan tâm của bà con nuôi tôm.

Ao tôm
• 10:01 01/12/2023

Biện pháp nâng cao chất lượng tôm thẻ thương phẩm

Chất lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm, liên quan giá trị hàng hoá, khi xuất bán, bao gồm các yếu tố liên quan như vùng nuôi, môi trường nuôi, nguồn gốc con giống, quy trình, kỹ thuật nuôi áp dụng, tiêu chuẩn áp dụng, tác động hoạt động nuôi tôm đến môi trường xung quanh, dịch bệnh và các vấn đề liên quan.

Tôm thẻ thương phẩm
• 15:24 30/11/2023

Có nên trộn thức ăn tôm bằng máy?

Lĩnh vực chăn nuôi ngày càng phát triển với các sản phẩm đột phá hỗ trợ người nuôi dễ dàng hơn trong việc quản lý trang trại. Trong đó phải kể đến máy trộn thức ăn chăn nuôi – Một trong những công cụ giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian canh tác một cách đáng kể nhất.

Trộn thức tôm
• 12:30 29/11/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 10:07 02/12/2023

Thế nào là phòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab)?

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khó kiểm soát, các mầm bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cơ bản thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có, các phòng xét nghiệm (hay phòng Lab) dần được xuất hiện phổ biến tại các khu vực nuôi.

Phòng Lab
• 10:07 02/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 10:07 02/12/2023

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 10:07 02/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 10:07 02/12/2023