Giá thức ăn tăng cao và điểm yếu của ngành NTTS

Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản tại vùng ĐBSCL đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các loại thức ăn công nghiệp được chế biến từ các nguyên liệu nhập khẩu. Đã khiến người chăn nuôi đối mặt với nhiều rủi ro, ảnh hưởng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thu hoạch cá tra.
Thu hoạch cá tra ĐBSCL.

Từ tháng 11-2020 đến nay, giá nhiều loại thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản đã có 6-7 lần điều chỉnh tăng giá. Với mức tăng mỗi lần từ một vài trăm đồng/kg, đến nay nhiều loại thức ăn chăn nuôi đã tăng tổng cộng từ 2.000-2.500 đồng/kg, tương đương 20-25%. 

Tại ĐBSCL, giá nhiều loại thức ăn công nghiệp cho gia súc tăng ở mức 9.900-12.500 đồng/kg. Giá nhiều loại thức ăn viên công nghiệp dành có cá ở mức 13.500-14.000 đồng/kg, còn một số loại thức ăn chuyên dụng dành cho tôm có giá lên đến 36.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn.

Ông Lê Văn Phiêm, nông dân nuôi tôm càng xanh ở xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) cho biết: "Gần đây, giá thức ăn cho tôm liên tục tăng, trong khi giá tôm càng xanh lại giảm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên người nuôi tôm không còn đạt lợi nhuận cao như các năm trước. Hiện giá thức ăn công nghiệp cho tôm càng xanh thịt đã ở mức 36.000 đồng/kg, tăng thêm 2.000 đồng/kg. Riêng giá thức ăn dành cho tôm con lên tới 43.000 đồng/kg”.

Do chăn nuôi phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào các loại thức ăn công nghiệp chế biến sẵn nên người chăn nuôi rất lo lắng, trong khi giá cả đầu ra lại ở mức thấp. Thực tế cho thấy, thời gian qua nhiều hộ dân nuôi cá tra và nhiều loại thủy sản nước ngọt sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp đã bị thua lỗ nặng do bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất.

Theo hộ dân nuôi cá tra, giá cá tra xuất khẩu vẫn ở mức khá thấp, với chỉ từ 20.000-21.500 đồng/kg, người nuôi bị lỗ ít nhất 500-1.500 đồng/kg. 

Giá thức ăn tăng mạnh và có khả năng còn tăng do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, thì người nuôi cá tra càng gặp khó khăn nếu giá cá tra nguyên liệu không tăng lên. Điều này gây nguy cơ thiếu hụt nguồn cá tra phục vụ xuất khẩu trong tương lai do người dân "treo ao" hoặc giảm nuôi. Hầu hết người dân và doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu đều nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp viên nổi và nhiều người xem đây là một trong những "bí quyết" để có sản phẩm cá tra thịt trắng, đạt chuẩn xuất khẩu. Vì thế, việc chuyển sang sử dụng các loại thức ăn tự chế tại chỗ với giá rẻ là rất khó khả thi trong thời điểm hiện tại.

Giải pháp khắc phục

Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL và cả nước. Nhưng có một thực tế đáng quan tâm là mỗi năm chúng ta đang phải nhập một lượng nguyên liệu rất lớn, với giá trị lên đến hàng tỉ USD để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong đó, có nhiều loại nguyên nhiên liệu như: bắp, đậu nành, bột cá, mỡ động vật... chúng ta hoàn toàn có khả năng tự sản xuất trong nước. Do còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên chúng ta rất khó kiểm soát giá cả các loại thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, quá trình nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất thức ăn trải qua rất nhiều trung gian nên thức ăn chăn nuôi đến tay người tiêu dùng thường bị đội giá lên cao rất nhiều lần.

Theo nhiều chuyên gia, giá các loại thức ăn phục vụ chăn nuôi tăng mạnh chủ yếu do giá các loại nguyên liệu nhập khẩu tăng cao. Để ổn định giá cả các loại thức ăn chăn nuôi, ngành chức năng cần quan tâm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất các loại nguyên liệu để phục vụ sản xuất thức ăn. Trong những năm qua đã có tình trạng xuất khẩu gạo thu về khoảng hơn 3 tỉ USD trong một năm, nhưng lại nhập lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi có giá trị lên đến 3,8 tỉ USD. Do đó, cần mạnh dạn giảm các diện tích đất sản xuất lúa kém để chuyển sang trồng bắp, đậu nành và các loại cây nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, vừa giúp tiết kiệm nước tưới và thích ứng biến đổi khí hậu. 

Về lâu dài, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo nông dân cần quan tâm tăng cường sản xuất các loại thức ăn tự chế để phục vụ chăn nuôi nhằm chủ động giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học để bán sản phẩm được giá cao. Từng bước hạn chế việc phát triển chăn nuôi chạy theo năng suất, sản lượng và số lượng, với chi phí sản xuất quá cao mà đầu ra chưa đảm bảo, dẫn đến nhiều rủi ro và hệ lụy.

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 21/05/2021
Khánh Trung
Kinh tế

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Long An: Người nuôi tôm vui mừng vì giá tăng vào dịp Tết

Sau gần hai năm đối mặt với giá tôm thấp, người nuôi tôm tại Long An đã có lý do để vui mừng khi giá tôm tăng mạnh vào những ngày cuối năm. Đây là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản của tỉnh, mang lại lợi nhuận đáng kể và giúp các hộ nuôi tôm vơi bớt khó khăn tài chính sau một thời gian dài.

Giá tôm
• 09:39 20/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:45 17/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 18:05 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 18:05 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 18:05 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 18:05 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:05 22/01/2025
Some text some message..