Giải pháp kiểm soát chi phí trong nuôi tôm thẻ thâm canh công nghệ cao

Tôm thẻ chân trắng thành phẩm size 30 con/kg, giá hiện tại ở mức ≥ 200.000 đ/kg. Dự báo giá tôm thương phẩm còn tăng đến sát những ngày giáp tết Quý Mão 2023.

Tôm thẻ chân trắng
Giá tôm nguyên liệu nuôi tôm những tháng cuối năm 2022 tăng mạnh. Ảnh: Tepbac

Giá tôm thương phẩm tăng, bà con nuôi tôm vừa mừng nhưng không kém phần lo lắng. Mừng vì tôm nuôi được giá, lợi nhuận nuôi tôm của bà con được cải thiện. Mừng vì tết nguyên đán cận kề, bà con nào trúng tôm về giá, về sản lượng, về size cỡ… gia đình họ sẽ có cái tết đủ đầy, đầm ấm, sau nhiều tháng vất vả. Tuy nhiên, hiện nay, không ít bà con nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, nguy cơ thất thu, thua lỗ luôn trực chờ.

Tôm thẻ chân trắng size lớn

Giá tôm thương phẩm tăng, nhưng đi cùng nhiều nỗi lo. Ảnh: Tepbac

Thời tiết những tháng cuối năm có sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn, gây sốc trực tiếp đến tôm nuôi. Các rào cản kỹ thuật trong nuôi tôm như mức độ phú hợp về kỹ thuật nuôi bà con đang áp dụng, biến động môi trường nuôi tôm, thông số môi trường nuôi tôm như pH, oxy, khí độc, độ kiềm, độ cứng nước… Diễn biến theo thời tiết rất khó kiểm soát. Dịch bệnh hoành hành, gây hại trực tiếp, ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm, đến tỷ lệ sống, tăng trưởng, size cỡ… Những rào cản kỹ thuật trên, sẽ kéo theo một rào cản khác liên quan chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất 1 kg tôm thẻ chân trắng nguyên liệu size 30 con/kg hiện nay, nếu bà con kiểm soát tốt chi phí đầu vào, quá trình nuôi ổn định, ít gặp sự cố, ít sài thuốc, hoá chất…chi phí sản xuất dao động từ 90 – 95.000 đ. Nếu bà con kiểm soát đầu vào không tốt, quá trình nuôi gặp nhiều sự cố, sài nhiều thuốc, hoá chất… chi phí sản xuất tăng từ 100 đến ≥ 120.000đ. 

Thu hoạch tôm

Việc kiểm soát chi phí đầu vào, là bài toán đặt ra cho người nuôi tôm, cần giải quyết hợp lý. Ảnh: Tepbac

Chí phí sản xuất, bắt đầu từ giá nguyên liệu đầu vào, hay nguyên liệu đầu vào sẽ quyết định giá thành sản xuất của 1 kg tôm thương phẩm. Những tháng cuối năm, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế vừa gượng dậy sau đại dịch covid 19, các khoản chi phí như tiền điện, xăng, dầu, thức ăn, thuốc men, hoá chất, nhân công… đều đồng loạt tăng cao. Việc kiểm soát chi phí đầu vào, là bài toán đặt ra cho người nuôi tôm, cần giải quyết hợp lý theo hướng tiết kiệm, tăng hiệu quả nuôi trồng, nhưng vẫn đảm bảo sức khoẻ tôm tốt, tôm phát triển, tăng trưởng tối đa, thông số môi trường ổn định, dịch bệnh được chủ động kiểm soát, điều trị, xử lý hiệu quả. Thành ngữ “Mưa thuận, gió hoà” với người nuôi tôm là một điều kiện thời tiết xa xỉ.

Nuôi tôm hiện nay, luôn trực tiếp đối diện với diễn biến thất thường của thời tiết. Nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao, mức độ ảnh hưởng do thời tiết sẽ trầm trọng và nặng nề hơn. Một sự thay đổi nhỏ về nhiệt độ, cũng tác động, tôm dễ mẫn cảm, sẽ phản ứng dẫn đến giảm ăn, bỏ ăn, chậm lột xác, suy giảm đề kháng… Kiểm soát thức ăn, cho tôm ăn, định lượng thức ăn không hợp lý, dễ gây dư thừa, làm thất thoát thức ăn, tốn chi phí, gây ô nhiễm môi trường nước. Khí độc hình thành do phân huỷ hữu cơ từ nguồn thức ăn dư thừa, phân vỏ tôm, chất lơ lửng… Khi hàm lượng khí độc vượt ngưỡng chịu đựng, sẽ gây hai trực tiếp cho tôm trong ao. Khi các yếu tố thời tiết, môi trường, thay đổi bất lợi, sức khoẻ tôm suy giảm…việc sử dụng thuốc, hoá chất là cần thiết.

Thức ăn và thuốc men cho tôm
Cần lựa chọn và sử dụng đúng loại thuốc, khoáng, men vi sinh,... hợp lý. Ảnh: Eshop 

Tuy nhiên, sử dụng thuốc, hoá chất thường xuyên, tác động, ảnh hưởng, làm tôm khó lột xác, chậm tăng trưởng, phân đàn, dễ nhiễm bệnh, xử lý, điều trị kéo dài, gây lờn thuốc, hiệu quả điều trị thấp, gây tốn kém chi phí. Nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao, thả nuôi mật độ quá cao, nếu không san, chuyển, tỉa bớt theo giai đoạn nuôi, theo trọng lượng tôm, theo tốc độ phát triển tôm, theo chất lượng môi trường… các yếu tố này sẽ tác động xấu, kéo dài thời gian nuôi. Tác động từ kỹ thuật nuôi trên, cùng thời tiết, môi trường, dịch bệnh… làm tôm chậm lột xác, tăng trưởng chậm, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp, FCR cao, size tôm nhỏ khi xuất bán. Kéo theo giá bán thấp, sản lượng và năng suất thấp, lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ, chi phí sản xuất 1 kg tôm tăng cao, tỷ suất lợi nhuận không hiệu quả. 

Cải thiện tỷ lệ thành công, giảm thiểu tối đa rủi ro, thất bại, thông qua cải tiến kỹ thuật nuôi sẽ gián tiếp giảm công lao động, vật tư, nguyên liệu. Áp dụng nhiều công nghệ mới kiểm soát chi phí sản xuất, giảm thiểu tối đa chi phí đầu vào như điện sản xuất, thuốc, hoá chất. Bà con nên ương tôm trong hồ ương chuyên dụng 150 – 300 m3, chăm sóc đặc biệt từ 18 – 20 ngày, để tôm phát triển tốt, đồng đều, tăng sức đề kháng, trước khi san, chuyển, sang ao nuôi lứa… Sử dụng ao nuôi diện tích nhỏ 1.200 - ≤ 1.500 m2, ao hình vuông, bo tròn các góc hoặc sử dụng ao tròn, lợi dụng sự lý tâm vòng quay nước ao, gom chất thải ra hố si phon triệt để.

Hệ thống quạt nước
Hệ thống quạt nước, oxy đáy, đủ, phù hợp, với mật độ thả tôm, đặc điểm nguồn nước, giai đoạn tôm phát triển

Hệ thống quạt nước, oxy đáy, đủ, phù hợp, với mật độ thả tôm, đặc điểm nguồn nước, giai đoạn tôm phát triển… Xử lý nguồn nước nuôi triệt để, thông qua các ao chứa, hệ thống zic zac, ao lắng lọc, ao xử lý, ao sẵn sàng… Mô hình nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao, ngoài hệ thống các ao chức năng theo yêu cầu kỹ thuật, bà con nên thiết kế thêm hệ thống bể lọc nước tuần hoàn liên kết bên cạnh ao nuôi.

Hệ thống bể lọc nước tuần hoàn đơn giản, chi phí thấp, dễ vận hành. Khi vận hành hệ thống, sẽ tách, giữ lại, phân tôm, xác vỏ tôm lột…cải thiện chất lượng nước nuôi tôm, giảm thay nước, ổn định môi trường, giảm thiểu khí độc, tiết kiệm chi phí sản xuất. Hệ thống bể lọc nước tuần hoàn, hạn chế xả thải ra môi trường, góp phần giảm ô nhiễm môi trường nước trong vùng nuôi.

Ao nuôi tôm
Cần tính toán diện tích ao nuôi cùng các thiết bị hỗ trợ một cách hợp lý. Ảnh: Tepbac

Chủ động san, chuyển, nuôi tôm nhiều giai đoạn, tạo môitrường tốt nhất để tôm phát triển. Sử dụng chế phẩm sinh học, enzyme, kiểm soát chất lượng môi trường, nuôi tôm nước nâu, màu trà (gây và giữ tảo khuê), kết hợp trộn vi sinh, men, dinh dưỡng bổ xung vào thức ăn, chủ động tăng cường đề kháng cho tôm nuôi, chủ động phòng bệnh từ xa. Xây dựng mô hình nuôi tôm theo hướng liên kết sản xuất, hình thành tổ hợp tác kỹ thuật, hợp tác xã nuôi tôm, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất. Xây dựng mô hình nuôi tôm sạch, không kháng sinh, áp dụng các tiêu chuẩn VietGap, ASC… trong sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng.

Xây dựng kênh đầu ra cho sản phẩm nuôi trồng luôn ổn định, nâng giá trị sản phẩm. Thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức nuôi tôm, cập nhật công nghệ nuôi mới, cải tiến quy trình, giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả nuôi trồng, tăng lợi nhuận. 
Đăng ngày 20/01/2023
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 05:09 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 05:09 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 05:09 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 05:09 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 05:09 26/11/2024
Some text some message..