Giải pháp phòng chống dịch bệnh cá kèo

Dịch bệnh trên cá kèo xảy ra liên tiếp và giá sản phẩm thấp khiến nhiều bà con thua lỗ nặng, diện tích nuôi giảm dần...

Giải pháp phòng chống dịch bệnh cá kèo
Kiểm tra cá kèo bị bệnh

Huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 16.000ha. Ngoài con tôm, nông dân vùng nam quốc lộ 1A còn thả nuôi nhiều loài thủy sản khác như cua, cá kết hợp, trong đó nuôi nhiều nhất là cá kèo, tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh Mỹ A. Cũng như con tôm, nghề nuôi cá kèo có những bước thăng trầm.

Cá kèo là một trong những đối tượng nuôi quảng canh - quảng canh cải tiến đã có từ lâu ở huyện Hòa Bình. Tuy nhiên hình thức nuôi thâm canh mới xuất hiện cách đây khoảng 10 năm. Có lẽ xuất phát từ tình hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh bị thiệt hại do dịch bệnh, một số hộ thử nghiệm nuôi cá kèo trong ao nuôi tôm. Mục đích là cho cá ăn chất cặn bã dưới đáy ao, nhưng lại cho kết quả không ngờ, tỷ lệ hộ nuôi thành công đến trên 90%, nhiều hộ có lãi lớn.

Từ năm 2010 đến nay, phong trào nuôi cá kèo ở huyện Hòa Bình không ngừng phát triển. Có năm diện tích thả nuôi đến trên 400ha, sản lượng thu hàng ngàn tấn. Trong đó đại đa số diện tích nuôi cá kèo nằm ở xã Vĩnh Mỹ A. Diện tích thả nuôi và sản lượng cá kèo liên tục tăng qua từng năm. Nuôi cá kèo theo hình thức thâm canh đã thật sự trở thành nghề có hiệu quả cao.

Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt thiếu kiểm soát của mô hình nuôi cá kèo thâm canh lại kéo theo nhiều hệ lụy, nguồn giống tự nhiên ngày càng giảm trong khi chưa có cơ sở SX cá giống, từ đó giá cá giống tăng cao. Vật tư đầu vào không ngừng tăng giá, đầu ra của cá kèo thương phẩm rất hạn chế trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi mật độ cao, bà con cải tạo ao chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, lạm dụng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh có cá… là những nguyên nhân làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng, xuất hiện bệnh cá chết hàng loạt, nhiều hộ nuôi thua lỗ nặng.

Ông Võ Văn Thắng (ngụ ấp 15A, xã Vĩnh Mỹ A) cho biết: “Cá kèo năm nay cũng như năm rồi, có khi cá nuôi được 1 tháng tuổi là bị nhiễm bệnh. Năm nay, gia đình tôi nuôi cá kèo được khoảng 3 tháng tuổi, không đạt kích cỡ, bị thương lái mua với giá thấp. Bên cạnh đó, cá kèo bị một số loại bệnh nên hao hụt rất nhiều…

“Nguyên nhân do thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường, sử dụng thuốc men chưa đúng hướng dẫn của ngành nông nghiệp, cá kháng thuốc” , ông Thắng cho biết thêm.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp huyện Hòa Bình tính đến cuối tháng 9/2018, toàn huyện chỉ còn 170ha cá kèo, trong đó xã Vĩnh Mỹ A 154ha. Dù đang gặp nhiều khó khăn nhưng theo các nhà chuyên môn thì mô hình nuôi cá kèo luân canh với nuôi tôm theo hình thức thâm canh là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục những ao nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh. Nuôi luân canh cá kèo - tôm có ưu điểm là giúp cải tạo ô nhiễm môi trường cho ao nuôi tôm, giúp cắt đứt mầm bệnh cho ao tôm, ngoài ra nước thải ra của ao nuôi cá kèo dùng nuôi tôm thẻ chân trắng cũng rất thích hợp.


Cá kèo bị bệnh. Ảnh: T.L

Trước tình hình trên, để giúp bà con nuôi cá kèo khắc phục những khó khăn, phòng chống dịch bệnh, vừa qua Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Bình kết hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá kèo cho bà con nông dân xã Vĩnh Mỹ A. Lớp tập huấn đã cung cấp nhiều kiến thức cho bà con về kỹ thuật cải tạo ao nuôi, cách lựa chọn con giống, kỹ thuật chăm sóc, quản lý và biệp pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp trên cá kèo…

Đồng thời ngành chuyên môn cũng khuyến cáo bà con nên áp dụng triệt để mô hình nuôi luân canh một vụ cá kèo - một vụ tôm nhằm cải thiện môi trường, cắt đứt mầm bệnh cho cá nuôi. Đối với những ao đã bị nhiễm bệnh ở vụ trước bà con cần áp dụng triệt để quy trình cải tạo, xử lý mầm bệnh, nên giảm mật độ thả nuôi khi môi trường nuôi cá đã bị ô nhiễm, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro thiệt hại cho vụ nuôi tiếp theo.

Mặc dù thời “hoàng kim” của cá kèo đã qua, nhưng trong tương lai mô hình đối tượng nuôi này vẫn rất có triển vọng. Nếu bà con không nuôi ồ ạt như thời gian qua và có một quy trình nuôi khoa học theo hướng bền vững, tin rằng con cá kèo sẽ giúp họ vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất của mình.

NNVN
Đăng ngày 29/11/2018
Trọng Linh
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 02:41 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 02:41 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 02:41 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 02:41 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 02:41 12/01/2025
Some text some message..