Giải pháp phòng chống dịch bệnh trên thủy sản

Trong những năm qua, ngành Thủy sản luôn phải đối mặt với những khó khăn về nhóm bệnh nguy hiểm. Do đó, việc phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.

Giải pháp phòng chống dịch bệnh trên thủy sản. Ảnh: 4.bp.blogspot.com
Giải pháp phòng chống dịch bệnh trên thủy sản. Ảnh: 4.bp.blogspot.com

Công tác phòng, ngừa bệnh

Chủ động phòng bệnh, giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản được ưu tiên kiểm soát trên địa bàn tỉnh gồm một số các bệnh thường gặp như sau.

Bệnh trên tôm nuôi nước lợ

Trên tôm nuôi nước lợ (tôm thẻ chân trắng, tôm sú) phổ biến là bệnh đốm trắng (WSSV), hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), vi bào tử trùng (EHP), các loại bệnh nguy hiểm: Bệnh do DIV1, hoại tử gan tụy (NHP), teo gan tụy (HPD), hoại tử cơ (IMNV). 

Bệnh trên cá

Bệnh sữa (MHD-SL) trên tôm hùm, hoại tử thần kinh (VNN) thường xuất hiện trên các loài cá song (mú), cá chẽm, cá bớp. 

Bệnh lồi mắt ở cá rô phi. Ảnh: vietnamvmc.com

Trên cá chép, cá trắm, trôi, mè thường có các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus (cá rô phi và cá điêu hồng cũng có nguy cơ mắc bệnh này), bệnh do virut Koi Herpes (KHV), bệnh xuất huyết mùa xuân xuất hiện ở cá chép (SVC).

Phòng bệnh trên thủy sản

• Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, tiến hành xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành. 

• Kiểm tra ao, hồ, lồng bè nuôi theo định kỳ, xử lý động vật trung gian truyền bệnh. 

• Thu thập mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ dịch bệnh phát sinh, xử lý đối tượng nghi mắc bệnh, chết, tiến hành công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, áp dụng các biện pháp xử lý cho ao hồ, lồng bè nuôi thủy sản. 

• Theo dõi các chỉ số môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi,..

• Cải tạo ao nuôi đúng quy trình, thả tôm với mật độ phù hợp. 

• Thường xuyên theo dõi môi trường trong ao nuôi để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời.

• Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất diệt khuẩn nhằm ổn định môi trường ao nuôi. 

• Ngoài ra, người nuôi nên tăng cường các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức khỏe đề kháng cho thủy sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Trường hợp phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường

Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh để kịp thời ứng phó. 

Tổ chức điều tra và hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các biện pháp xử lý tổng hợp, không để dịch bệnh lây lan rộng. 

Xây dựng các kế hoạch ứng phó xử lí, cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp dữ liệu về một số dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản của bản đồ dịch tễ cấp quốc gia.

Kiếm soát và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh

• Kiểm dịch động vật và sản phẩm từ động vật thủy sản, cần có nguồn gốc rõ ràng, có kết quả âm tính với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. 

• Kiểm soát chặt chẽ nguồn thủy sản bố mẹ, con giống.

• Gia tăng hoạt động giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh trên thủy sinh được sử dụng làm giống. 

• Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và áp dụng các biện pháp phòng, chống kịp thời.

• Chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định. 

• Lập kế hoạch cấp phát thuốc sát trùng kịp thời trước và trong mỗi vụ nuôi. 

• Khi có dịch xảy ra cần khoanh vùng ổ dịch, vệ sinh tiêu độc khử trùng ổ dịch, làm sạch các phương tiện, dụng cụ dùng trong môi trường nuôi, xử lý nước thải, chất thải,..

• Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống dịch bệnh thủy sản, nghiên cứu khoa học về dịch bệnh, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. 

• Hợp tác trong kiểm dịch xuất, nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển động vật.

Đăng ngày 29/11/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025

Tôm chết hàng loạt vì đâu? Sai sót phổ biến người nuôi hay mắc phải

Tình trạng tôm chết hàng loạt là một vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này rất đa dạng, bao gồm các yếu tố về môi trường, dịch bệnh, và kỹ thuật nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 10:07 20/02/2025

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khẩn cấp tìm kiếm 4 ngư dân mất tích sau vụ chìm tàu ở Quảng Nam

Chiều 21-3, chính quyền huyện Núi Thành (Quảng Nam) xác nhận một tàu chụp mực của ngư dân địa phương đã bị chìm trên biển, khiến một người tử vong và bốn người mất tích. Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai khẩn cấp.

Tàu bị nạn
• 20:15 24/03/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 20:15 24/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 20:15 24/03/2025

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:15 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:15 24/03/2025
Some text some message..