Giải pháp song phương Mỹ-VN không giúp tôm thoát khỏi thuế CBPG

Việc Mỹ và Việt Nam đạt được giải pháp song phương để giải quyết một số tranh chấp liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá (CBPG) tôm nhập khẩu từ Việt Nam nhìn chung không làm khép lại hoàn toàn các vấn đề pháp lý đối với vụ tôm nước ấm cũng như các vụ kiện phòng vệ thương mại Mỹ đang và sẽ tiến hành đối với Việt Nam, theo ông Nguyễn Hải, luật sư Công ty Mayer Brown JSM.

chế biến tôm
Nhân công đang chế biến tôm xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh

Trao đổi với TBKTSG Online hôm nay, 20-7, về ký kết mới đây giữa Việt Nam và Mỹ, ông Hải cho biết, Việt Nam cùng Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Đại diện thương mại Mỹ (USTR) hôm 18-7 ký thỏa thuận thực hiện phán quyết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) liên quan đến vụ tôm nước ấm nhập khẩu từ Việt Nam thực sự là một thắng lợi quan trọng cho Việt Nam trong bước đầu tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là nguyên đơn.

“Thắng lợi tại WTO cũng như việc Mỹ tự nguyện thực hiện phán quyết của WTO chắc chắn sẽ có tác động đáng kể tới Chính phủ Việt Nam trong việc mạnh dạn sử dụng các công cụ pháp lý để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các ngành công nghiệp trong nước. Đồng thời các cơ quan thực thi của Mỹ như DOC cũng cân nhắc hơn đến vấn đề tuân thủ khi thực hiện các vụ điều tra phòng vệ thương mại”, luật sư Hải cho biết.

Tuy vậy, theo ông Hải, kết quả của vụ kiện này (Việt Nam đã kiện Mỹ lên WTO liên quan đến vụ Mỹ áp thuế CBPG lên mặt hàng tôm nước ấm nhập khẩu từ VN- PV) không có tác động làm khép lại hoàn toàn các vấn đề pháp lý đối với vụ tôm nước ấm nói riêng và các vụ kiện phòng vệ thương mại Mỹ đang và sẽ tiến hành đối với Việt Nam nói chung. Phán quyết của WTO có lợi cho Việt Nam bởi việc Mỹ sử dụng phương pháp quy về không (zeroing) trong tính toán biên độ phá giá và việc áp thuế suất chung toàn quốc (country-wide rate) được WTO cho là không phù hợp với các quy định liên quan của WTO.

Đối với vấn đề zeroing, không chỉ có Việt Nam mà nhiều nước khác, trong đó có EU, Nhật và Trung Quốc, đều có những vụ kiện Mỹ về phương pháp này. Với phương pháp zeroing, DOC quy về không (0) đối với các giao dịch có biên độ âm, và như vậy làm tăng biên độ phá giá áp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Phương pháp này bị WTO kết luận là không phù hợp với các quy định liên quan của WTO.

Với việc loại bỏ zeroing, Mỹ đã tính lại thuế cho các doanh nghiệp tôm Việt Nam trong các đợt rà soát hành chính trước đây và kết quả là lệnh thuế chống bán phá giá được dỡ bỏ hoàn toàn đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, do kết quả tính lại cho thấy doanh nghiệp này không bán phá giá (có mức thuế âm, 0% hoặc mức thuế không đáng kể - nhỏ hơn 2%) trong ba kỳ rà soát hành chính liên tiếp.

Theo quy định của Mỹ, lệnh áp thuế chống bán phá giá sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn cho một nhà xuất khẩu nếu trong 3 kỳ rà soát liên tiếp, nhà xuất khẩu đó được kết luận là không bán phá giá.

Tuy nhiên, sau khi bị thổi còi vì phương pháp zeroing này, Mỹ đã áp dụng một phương pháp mới mà về bản chất cũng là để sử dụng zeroing theo một hình thức khác. Đó là việc DOC sử dụng phương pháp Phép thử Cohen D (Cohen’s D test), theo đó, nếu giá của giao dịch nào vượt ra khỏi mức giá bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch với độ lệch lớn hơn 0,8 thì được gọi là giao dịch có giá khác biệt.

Nếu tỷ lệ giao dịch có giá khác biệt lớn hơn 66% trên tổng tất cả giao dịch thì DOC sẽ sử dụng phương pháp average-to-transaction khi tính biên độ phá giá, theo đó quy về không (0) các giao dịch có biên độ âm thay vì phương pháp bình quân gia quyền thông thường average-to-average, trong đó không quy về không (0) các giao dịch có biên độ âm. Phương pháp này vẫn đang và sẽ được DOC sử dụng trong các vụ kiện chống bán phá giá bao gồm cả các vụ việc đối với Việt Nam.

Ông Hải cho biết thêm, có một tin vui là ngày 11-3-2016, Ban hội thẩm WTO đã thông qua phán quyết trong vụ việc giữa Hàn Quốc và Mỹ (vụ việc số DS464) kết luận việc sử dụng phương pháp mới này của Mỹ không phù hợp với các quy định liên quan của WTO. Hiện vụ việc này đang được kháng cáo lên Cơ quan phúc thẩm WTO.

“Trong trường hợp được Cơ quan phúc thẩm thông qua, sẽ mất nhiều năm nữa để Mỹ thực thi phán quyết này của WTO, và cũng chưa biết Mỹ sẽ có lá bài gì để thay thế vào thời điểm đó. Do vậy, vấn đề phòng vệ thương mại với Mỹ thực sự là một cuộc đấu tranh pháp lý dai dẳng chưa thấy hồi kết”, ông Hải nói.

Đối với vấn đề áp thuế suất chung toàn quốc (country-wide rate), vấn đề này chỉ liên quan đến các nước mà Mỹ xem là nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam hay Trung Quốc. Theo đó, một doanh nghiệp nếu không chứng minh được sự độc lập đối với cơ quan Nhà nước sẽ bị áp mức thuế suất chung toàn quốc, thường là mức thuế cao nhất vì được tính toán dựa trên thông tin bất lợi sẵn có của Mỹ. Hiện tại Mỹ vẫn chưa thực thi phán quyết của WTO liên quan đến vấn đề này.

Trung Quốc hiện đang có vụ kiện đối với Mỹ về vấn đề này (vụ việc có mã số DS471). Có khả năng là Mỹ sẽ chờ đợi phán quyết trong vụ DS471 rồi mới tiến hành các bước nhằm thực thi phán quyết của WTO.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 20/07/2016
Đăng ngày 21/07/2016
T.Thu ghi nhận
Thế giới

Xu hướng tiêu dùng hải sản trong năm 2025

Nhu cầu tiêu dùng hải sản trên thế giới luôn biến động theo sự thay đổi của thị trường, công nghệ, và nhận thức của người tiêu dùng.

Hải sản
• 09:51 12/02/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 03:39 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 03:39 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 03:39 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 03:39 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 03:39 18/02/2025
Some text some message..