Giảm khí thải sẽ giảm nước biển dâng

Theo các nhà khoa học Mỹ, có thể làm mực nước biển giảm tốc độ tăng đáng kể bằng cách cắt giảm các chất gây ô nhiễm tồn tại trong thời gian ngắn như methane, hydrofluorocarbon…

Các nhà khoa học Mỹ mới đây cho rằng có thể làm giảm tốc độ tăng mực nước biển bằng cách giảm các khí thải ngắn hạn như methane, carbon đen... - Ảnh: sciencedaily.com
Các nhà khoa học Mỹ mới đây cho rằng có thể làm giảm tốc độ tăng mực nước biển bằng cách giảm các khí thải ngắn hạn như methane, carbon đen... - Ảnh: sciencedaily.com

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí chuyên về biến đổi khí hậu Nature Climate Change ngày 14-4 cho rằng nếu giảm mạnh bốn chất gây ô nhiễm là methane, tropospheric ozone, hydrofluorocarbon và carbon đen (được sinh ra trong quá trình đốt cháy gỗ và khí thải động cơ diesel) từ năm 2015, mức tăng mực nước biển có thể giảm 22-42% vào cuối thế kỷ này.

Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu chủ yếu dùng sự thay đổi phần trăm của mực nước biển thay vì ước tính bằng centimet trong thực tế, vì hiện không ai chắc nhiệt độ trong tương lai sẽ tăng bao nhiêu và tác động của sự tăng đó lên mực nước biển ra sao.

"Hiện vẫn còn chưa quá muộn để giảm sự nóng lên và mực nước biển dâng, bằng cách ổn định nồng độ carbon dioxide trong khí quyển và giảm lượng phát thải các chất ô nhiễm tồn tại trong ngắn hạn", ông Veerabhadran Ramanathan thuộc Viện Hải dương học Scripps, người đứng đầu nghiên cứu, nói.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy nếu mực nước biển dâng cao, nhiều thành phố lớn trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng, như New York, Miami, Amsterdam, Mumbai, Tokyo… do những nơi này nằm ở khu vực thấp so với mực nước biển.

Những năm gần đây, khi các sông băng và các khối băng tan chảy, cộng với tình trạng đại dương nóng lên ngày càng lan rộng, mực nước biển đã tăng trung bình 3mm mỗi năm.

Theo đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu năm 2007, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, mực nước biển dự kiến sẽ tăng 18-59cm trong thế kỷ này.

Tuổi trẻ
Đăng ngày 16/04/2013
tường vy
Môi trường

Vấn nạn bắt thủy sản không chọn lọc làm giảm tài nguyên thiên nhiên

Bắt thủy sản không chọn lọc, còn gọi là đánh bắt không bền vững, đang là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Phương pháp này bao gồm sử dụng lưới vét, lưới kéo đáy và các công nghệ đánh bắt quá mức, không phân biệt giữa các loài thủy sản, kích thước hay độ tuổi.

Đánh bắt thủy sản
• 09:32 25/09/2024

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 11:20 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 10:15 19/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 09:43 18/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 03:20 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 03:20 01/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 03:20 01/10/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 03:20 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 03:20 01/10/2024
Some text some message..