Sản lượng tiêu thụ
Trong nhiều thập kỷ qua, lượng tiêu thụ cá toàn cầu đã tăng ở mức 3,1% hàng năm, vượt xa cả sự gia tăng dân số thế giới (1,6%) và sản lượng tiêu thụ thịt (1,1%). Với quá nhiều nhu cầu, đòi hỏi từ thị trường về protein bổ dưỡng từ hệ sinh thái biển, việc duy trì tính bền vững của nghề cá sẽ trở thành thách thức nếu không chuyển lượng lớn sản xuất cá sang nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, 52% thủy sản hiện đang được tiêu thụ trên khắp thế giới được sản xuất dưới hình thức nuôi trồng thủy sản. Và sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã tăng đều đặn 7,5% mỗi năm kể từ năm 1970 đến nay để theo kịp nhu cầu người tiêu dùng.
Sản xuất protein trong NTTS có giảm phần nào tác động môi trường?
Phải chấp nhận rằng bất kỳ loại hình sản xuất thực phẩm nào, bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, đều ít nhiều có tác động đến môi trường. Tuy nhiên, mục tiêu thiết yếu là sử dụng nguồn cá từ hoạt động nuôi trồng thủy sản để sản xuất protein cho người tiêu dùng trên thế giới sẽ ít tác động đến môi trường hơn so với các hình thức sản xuất protein khác.
Trong bối cảnh toàn cầu, sẽ chẳng hữu ích khi so sánh cá nuôi với cá đánh bắt từ môi trường tự nhiên, thay vào đó vấn đề sẽ khác đi nếu có thể ví cá nuôi với các loại hình nuôi khác, chằng hạn như gà hoặc bò nuôi. Điều này có thể giúp người dùng hiểu được nhiều tiêu cực liên quan đến nuôi trồng thủy sản, chẳng hạn như ô nhiễm nước hoặc rận biển, chỉ là một phần các yếu tố ảnh hưởng. Vấn đề đặt ra không phải là liệu những yếu tố đó có gây hại hay không, mà thay vào đó là tác hại tương đối mà ngành nuôi trồng thủy sản lưu lại so với những tàn tích của các hệ thống sản xuất khác như việc hải sản bị đánh bắt quá mức hay việc sản sinh khí mê-tan (CH4 - khí góp phần vào nguyên nhân gây ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu).
Giảm thiểu tác hại của nuôi trồng thủy sản
Tác động chính của nuôi trồng thủy sản là gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là do hoạt động nuôi tôm - nơi các nhà sản xuất phát triển các ao nhân tạo dọc theo bờ biển để nuôi tôm. Loại hình này được tiến hành dựa trên việc phá rừng và chuyển đổi đất ngập nước để biến môi trường đất liền ven biển thành môi trường nước (một quá trình được gọi là chuyển đổi).
Tác động chính của nuôi trồng thủy sản là gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là do hoạt động nuôi tôm. Ảnh: thefishsite.com
WWF đã tích cực làm việc với các nhà bán lẻ, nhà sản xuất và hiệp hội lớn để đảm bảo các cam kết hỗ trợ thủy sản nuôi không chuyển đổi. Ảnh hưởng của tổ chức là công cụ giúp Thái Lan đưa vấn đề chuyển đổi vào “kế hoạch hành động 10 điểm” của mình và thúc đẩy Đối tác Tôm Bền vững của Ecuador tham gia các cuộc trao đổi về việc thực hiện tôm không đối thoại trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, WWF cũng yêu cầu các đối tác công ty của họ tiến hành tổ chức chương trình quảng bá mạnh mẽ các chuỗi sản phẩm được chứng nhận ACS, đồng thời phát triển một công cụ truy xuất nguồn gốc miễn phí có tên là transparenC và đã thử nghiệm nó với một số công ty. Nhóm chuyên gia vẫn đang làm việc để giải quyết vấn đề chuyển đổi trong chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn bằng cách phát triển một công cụ đánh giá rủi ro nhằm gia tăng sự đảm bảo, chắc chắn hơn về các nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Hỗ trợ tạo nguồn lợi ròng
Trong khi WWF tiếp tục làm việc để giảm thiểu tác hại của nuôi trồng thủy sản, họ cũng đang xem xét cách hỗ trợ tạo ra nguồn lợi ròng từ nuôi trồng thủy sản thông qua việc nuôi rong biển và các loài hai mảnh vỏ. Bên cạnh đó, rong biển còn có thế hấp thụ và cô lập CO2, chúng chết đi và xác của chúng sẽ chìm xuống dưới đáy biển sâu (nơi mà khí CO2 đang lưu tồn trong hàng trăm đến hàng ngàn năm).
Khi nuôi trồng thủy sản đang trên đà tăng tốc thì những nỗ lực bảo vệ, hạn chế những tác động đến môi trường cũng ngày một quan trọng và giữ vai trò ngày càng lớn đối với sản xuất thủy sản trên toàn thế giới.