Giới khoa học kêu gọi tiết kiệm nước cho nông dân sông Mekong

“Hãy tiết kiệm nước nông nghiệp cho nông dân sông Mekong” là chủ đề và cũng là khuyến cáo của các nhà khoa học nêu ra tại cuộc hội thảo quốc tế ngày 16/3, do trường Đại học Cần Thơ và Học viện Hoàng gia Campuchia phối hợp tổ chức tại thủ đô Phnom Penh.

Một góc sông Mekong
Một góc sông Mekong

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh giới chuyên gia đang có nhiều lo ngại về những biến đổi bất thường của nguồn nước sông Mekong, gây ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và kế sinh nhai của hàng triệu người dân hạ nguồn sông Mekong, đặc biệt là Campuchia và Việt Nam.

Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Cần Thơ (Việt Nam), Học viện Hoàng gia Campuchia, Đại học Nông nghiệp Hoàng gia (Campuchia), Viện Kỹ thuật châu Á (AIT, Thái Lan), Đại học Hironori Arai-Chiba (Nhật Bản), Trung tâm Nông nghiệp Đại học bang Louisiana (Mỹ) và một số nhà khoa học khác đến từ Đức, Đan Mạch.

Tại hội thảo, các nhà khoa học khẳng định khu vực châu thổ sông Mekong đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho các quốc gia tiểu vùng sông Mekong và thế giới. Nguồn nước sông Mekong đóng vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đối với nền nông nghiệp của khu vực này.

Tại Việt Nam, vùng châu thổ sông Mekong cung cấp hơn 50% lượng gạo và lương thực, 65% tổng sản phẩm cá và hơn 70% sản lượng hoa quả phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, nhiều năm nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự tác động của các quốc gia phía thượng nguồn như việc xây dựng các đập thủy điện, đã khiến hạ nguồn sông Mekong cạn kiệt, ô nhiễm, nguồn thủy sản suy giảm, đe dọa cuộc sống của hàng chục triệu người dân.

Vùng châu thổ sông Mekong ở Việt Nam là một trong 3 vùng châu thổ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới. Việc thiếu nước ngọt đã gây xâm nhập mặn ở các vùng ven biển Thái Lan, Việt Nam và Campuchia, làm giảm lượng nước hồ Tonle Sap ở Campuchia, gây ra sự xáo trộn lớn trong môi trường sinh thái của thủy sản và ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của cả Campuchia và Việt Nam.

Tiến sỹ Nouth Sambath của Học viện Hoàng gia Campuchia nhấn mạnh trong bối cảnh nguồn nước ngày càng trở nên quan trọng, cần có giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn nước trong nông nghiệp, cũng như duy trì sự phát triển bền vững.

Đồng quan điểm trên, tiến sỹ Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng về nguồn nước sông Mekong, cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế, cần có tiếng nói kêu gọi tiết kiệm nước cho nông nghiệp, phục vụ nhu cầu gia tăng từ công nghiệp và đô thị, cũng như bảo đảm tính bền vững của môi trường.

Để đối phó với các thách thức nêu trên, các nhà khoa học kêu gọi chính phủ các nước trong khu vực cần thực hiện một số giải pháp như: hoạch định các chính sách về bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước, đặc biệt là duy trì mực nước và dòng chảy của sông Mekong; nâng cao nhận thức về tiết kiệm nước của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng người dân địa phương các nước tiểu vùng sông Mekong.

Các nhà khoa học kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ việc nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ nông nghiệp hiện đại giảm thiểu việc sử dụng nước; mở rộng không gian xanh ở các thành phố; phát triển hệ thống kênh, mương, hồ chứa nước ngọt, bảo vệ dòng nước và khôi phục các bờ sông; có chính sách thu hút đầu tư rõ ràng trong việc phát triển hệ thống thủy lợi ở nông thôn với sự tham gia của lĩnh vực tư nhân...

Thông qua hội thảo, trường Đại học Cần Thơ và Học viện Hoàng gia Campuchia thống nhất thời gian tới sẽ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các cuộc nghiên cứu, hội thảo, chia sẻ thông tin, hỗ trợ đào tạo nhân lực... nhằm chủ động đối phó với các thách thức trên.

VietNam+
Đăng ngày 16/03/2017
Môi trường

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 18:54 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 18:54 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 18:54 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 18:54 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 18:54 18/04/2024