Giun phổi chuột và những nguy hại to lớn trong thủy sản

Một cuộc tổng kết mới về các nghiên cứu đã kéo dài hàng thập kỷ cho thấy hơn một chục loại động vật ngoài sên và ốc sên có khả năng gây ra bệnh giun phổi chuột cho con người.

Giun phổi chuột
Giun phổi chuột. Ảnh: wikimedia.org

Bệnh giun phổi chuột là gì? 

Angiostrongylus cantonensis (còn được gọi là giun ký sinh ở phổi chuột), là một loài giun tròn ký sinh được truyền giữa chuột và động vật thân mềm (như sên lãi hoặc ốc sên) trong vòng đời tự nhiên của nó. Con người là vật chủ tình cờ không truyền bệnh cho người khác. 

Có hơn 2.800 ca bệnh đã được báo cáo trong y văn đến từ khoảng 30 quốc gia. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán nhiễm phải bệnh này xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á và lưu vực Thái Bình Dương, nhưng ký sinh trùng này cũng được tìm thấy ở Úc, một số khu vực của Châu Phi, Caribe, Hawaii và Louisiana. 

A.cantonensis là giun gây bệnh cho người ở hệ thần kinh trung ương, chủ yếu bị tổn thương màng não đi kèm với gia tăng bạch cầu ái toan (là những tế bào bạch cầu được sản xuất từ tuỷ. Chúng lưu lại trong máu một vài giờ rồi di chuyển đến các mô và tồn tại ở đó trong vài ngày. Khi nghi ngờ bị ung thư, thường sẽ xét nghiệm nồng độ bạch cầu ái toan trong máu để kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác hơn). Các biểu hiện đặc trưng của bệnh giống viêm màng não do vi khuẩn như: Sốt, đau đầu dữ dội, kèm nôn và buồn nôn, cứng gáy, co giật, liệt nhẹ hoặc lác mắt. 

Cận cảnh giun phổi chuộtNhững nguy hiểm khôn lường đến từ giun phổi chuột. Ảnh: omicsgroup.org 

Hawaii là nơi mối liên hệ giữa ký sinh trùng và căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên bởi các nhà khoa học của Đại học Hawaii và chính phủ Hoa Kỳ vào đầu những năm 1960. Động vật trong nhà, đặc biệt là chó và ngựa, cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng giun phổi chuột có thể chủ yếu là do vô tình hoặc cố ý ăn phải ốc hoặc sên bị nhiễm bệnh. Cuối tháng 5/2019, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã xác nhận ba trường hợp nhiễm giun phổi chuột tại Hawaii. Ba người này đều là công dân Mỹ, không liên quan về mặt huyết thống.  

Nghiên cứu về nguồn lây và khả năng mắc bệnh 

Các nhà khoa học từ Đại học Hawaii và Đại học London đã tiến hành gần 140 nghiên cứu khoa học được công bố từ năm 1962 đến năm 2022 và tìm thấy khoảng 32 loài bao gồm tôm/tép nước ngọt, tôm càng, cua, giun dẹp, cá, rắn biển, ếch, cóc, ốc sên,..có thể hoạt động như vật mang ký sinh trùng giun phổi chuột (Angiostrongylus cantonensis). Trong số này, ít nhất 13 loài tôm/tép, cua, giun dẹp, cá, ếch, cóc, thằn lằn và rết có liên quan đến việc gây bệnh giun phổi chuột ở người. 

Nhà nghiên cứu cho biết, giun phổi chuột có một vòng đời phức tạp bao gồm sên và ốc sên được gọi là vật chủ "trung gian" và chuột là vật chủ "cuối cùng" trong đó giun trưởng thành và sinh sản. Chuột bị nhiễm bệnh khi chúng ăn phải ốc sên hoặc sên bị nhiễm bệnh. Mọi người cũng bị nhiễm bệnh khi ăn phải ốc sên hoặc sên bị nhiễm bệnh, điều này có thể dẫn đến bệnh tật nghiêm trọng và đôi khi tử vong. 

Vòng đời phát triển bệnhVòng đời phát triển bệnh giun phổi chuột. Ảnh: vncdc.gov.vn 

Tuy nhiên, con người cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu ăn phải thứ gọi là “paratenic host” , còn được gọi là vật chủ mang mầm bệnh. Đây là những động vật bị nhiễm bệnh do ăn phải ốc sên hoặc sên bị nhiễm bệnh (nguyên nhân khiến cho tỷ lệ nhiễm bệnh gia tăng). Nhưng ở những vật chủ như vậy, giun sẽ không hoạt động, nhưng vẫn lây nhiễm.  

Nếu một trong những vật chủ này, hoặc một phần của chúng được dùng làm thức ăn sống cho con người, khi đó sự phát triển có thể tiếp tục nhưng chỉ đến một thời điểm. Điểm đó là khi chúng ở trong não của người, nơi chúng di chuyển xung quanh và phát triển, nhưng sau đó sẽ chết. Tình trạng tổn thương não và viêm nhiễm lớn xảy ra khi chúng chết là nguyên nhân chủ yếu gây ra các triệu chứng của bệnh giun phổi ở chuột.  

Mục tiêu của nghiên cứu là thu thập tất cả thông tin về “vật chủ paratenic” và vai trò của chúng trong việc lây truyền bệnh giun phổi ở chuột và gia tăng sự hiểu biết đến với người dân toàn cầu về sự đa dạng và vai trò của chúng trong việc truyền bệnh. 

Biện pháp phòng ngừa 

Các triệu chứng nhiễm giun phổi chuột kéo dài từ hai tuần đến hai tháng, thời gian ủ bệnh từ một đến ba tuần. Hầu hết bệnh nhân tự khỏi nhưng cũng có trường hợp đòi hỏi phải phẫu thuật. 

Để đề phòng giun phổi chuột, Sở Y tế Hawaii khuyến cáo người dân rửa sạch các loại trái cây và rau quả trước khi ăn, đặc biệt để ý những con ốc sên nhỏ bám vào rau củ quả. Ngoài ra, cần có biện pháp hạn chế chuột xung quanh khu vực sinh sống.

Đăng ngày 10/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 23:10 05/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 23:10 05/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 23:10 05/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 23:10 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 23:10 05/02/2025
Some text some message..