Gỡ khó cho cá tra vào Mỹ

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa ban hành các quy định mới, đưa sản phẩm cá tra Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ quan thanh tra và an toàn thực phẩm (FSIS) thay vì thuộc phạm vi quản lý của Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) như trước đây. Theo đó, kể từ ngày 1-9-2017, sản phẩm cá tra của Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ phải được chứng nhận tiêu chuẩn tương đồng của USDA. Đây là vấn đề nan giải của ngành cá tra Việt Nam khi muốn tiếp tục xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

xí nghiệp thủy sản Tây Đô
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Xí nghiệp Thủy sản Tây Đô (Công ty Cafatex). Ảnh: HOÀNH THẠCH

Cánh cửa hẹp

Theo Bộ NN-PTNT, trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung, cá tra nói riêng vào thị trường Mỹ luôn bị áp thuế bán phá giá đối với hai mặt hàng tôm và cá tra. Mặc dù vậy, kể từ năm 2011 đến nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam khi sức mua của Mỹ đều dao động ở mức 20%-22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản mỗi năm của ngành thủy sản. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ đạt gần 337 triệu USD. Từ đầu năm 2015, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 10 với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, với mức thuế gần 1 USD/kg, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã giảm 23,5% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2015 đạt 260,7 triệu USD, giảm 4,6% so với năm 2014.

Theo những yêu cầu nằm trong “Quy định cuối cùng” về việc thiết lập chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc bộ Siluriformes, trong đó có cá tra, cá ba sa của Việt Nam, vừa được USDA ban hành, FSIS sẽ giám sát chặt chẽ từ khâu tạo giống, thức ăn chăn nuôi, các loại kháng sinh sử dụng trong quá trình nuôi, các quy trình, hệ thống của nhà máy chế biến, đóng gói, dán nhãn, ghi rõ trọng lượng phi lê, trọng lượng nước, vận chuyển, kho nhập khẩu, phân phối ra thị trường Mỹ đến hệ thống các nhà hàng Mỹ sử dụng sản phẩm cá tra phục vụ thực khách tại Mỹ. Tất cả các khâu này phải được cơ quan ủy quyền của FSIS thực hiện, đánh giá và chứng nhận. Đồng thời, các quy trình này cũng phải nhận được chứng nhận phối hợp từ phía Bộ NN-PTNT Việt Nam thì sản phẩm mới được thông qua. Phía Mỹ yêu cầu trước tháng 3-2016, Việt Nam phải cung cấp danh sách các cơ sở kinh doanh có mong muốn tiếp tục xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ, cũng như văn bản đã tuân thủ theo quy định nhập khẩu hiện hành của FDA.

thủy sản Tây Đô
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Xí nghiệp thủy sản Tây Đô (Công ty Cafatex). Ảnh: HOÀNH THẠCH

Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang cho rằng, động thái Mỹ đưa ra quy định mới về việc giám sát đến cả cơ sở sản xuất của ta cũng chính là họ ra quota xuất khẩu cho sản phẩm cá da trơn của Việt Nam. “Nếu như đối diện với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam vẫn còn cửa để xuất khẩu, chỉ phải chịu mức thuế cao, nhưng vẫn có thể tiêu thụ được hàng hóa vào thị trường Mỹ. Song quy định lần này mà USDA đưa ra khắt khe hơn rất nhiều lần, gần như cánh cửa xuất khẩu cá tra vào Mỹ của chúng ta bị khép lại. Vì biện pháp này chẳng khác nào họ cho chúng ta xuất khẩu thì chúng ta mới được xuất, họ không cho là chúng ta phải chịu.

Nỗ lực gỡ khó

Thời gian Mỹ áp dụng quy định mới rất gấp nên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hệ thống quản lý của Nhà nước. Do vậy, theo Bộ NN-PTNT, từ nay đến tháng 3-2016 bộ này sẽ phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi cho Mỹ danh sách các doanh nghiệp có mong muốn tiếp tục xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào Mỹ. Ngoài ra, Bộ NN-PTNT cũng sẽ cung cấp các thông tin về các hệ thống luật pháp, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến cá tra, cá ba sa của Việt Nam theo như yêu cầu của phía Mỹ. Đồng thời, trong quá trình xem xét, điều chỉnh, nếu quy định, tiêu chuẩn nào còn vênh mà phù hợp với thông lệ quốc tế và có cơ sở khoa học thì phải có sự thay đổi.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cũng đang nghiên cứu sửa lại Nghị định 36, đặc biệt là Thông tư 23 để phù hợp với tiêu chuẩn tương đương mà Mỹ đưa ra. Thực tế, quy định mới của Mỹ không chỉ áp dụng riêng cho Việt Nam mà đối với tất cả các nước xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào nước này. Kể từ tháng 3-2016 trở đi sẽ là khoảng thời gian chuyển tiếp 18 tháng. Trong 18 tháng này, Việt Nam sẽ phải cung cấp các tư liệu để chứng minh rằng Việt Nam có hệ thống quản lý đối với sản xuất, chế biến cá da trơn tương đồng với Mỹ.

Theo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra tại ĐBSCL, bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu từ phía Mỹ, các doanh nghiệp cũng phải tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu để không thụ động với từng thị trường. Chính phủ Việt Nam cũng cần có giải pháp để Chính phủ Mỹ công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, tránh sự áp đặt kinh tế quốc gia khác lên kinh tế Việt Nam của Mỹ.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam Võ Hùng Dũng: Có thể khởi kiện lên WTO

Quan điểm của chúng tôi là phản đối phía Mỹ vì quy định như vậy là vi phạm WTO. Theo cơ chế của WTO, chúng ta có thể khởi kiện lên WTO. Đây là cách thức để làm rào cản nhập khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Ngành cá không chỉ tạo công ăn việc làm, mưu sinh cho người dân khu vực ĐBSCL mà chính nó cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho phía Mỹ, những nhà cung cấp, nhà hàng, khách sạn… hoặc những đối tượng chế biến lại để tạo giá trị gia tăng trên thị trường Mỹ. Trong phần phản đối có tính đến việc kiện ra WTO, tuy nhiên mặt khác cũng phải tính đến sản xuất trong nước. Chúng ta cũng phải cấp bách nâng cấp chất lượng sản xuất chứ không phải chỉ tính việc kéo dài việc thực hiện VietGAP. Bởi VietGAP mới là sản xuất căn bản của Việt Nam, còn so với chuẩn của nước ngoài cũng có khoảng cách. 

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 17/12/2015
Đăng ngày 18/12/2015
Hàm Luông - Phan Thị
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 10:16 16/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 02:03 19/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:03 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 02:03 19/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 02:03 19/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 02:03 19/06/2025
Some text some message..