Hà Tĩnh: Trúng đậm “lộc” biển những ngày đầu vụ cá Bắc

Đầu vụ cá Bắc, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân Hà Tĩnh đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Đây là nguồn cổ vũ lớn để ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển trong hành trình còn dài của vụ cá kéo dài tận tháng 3 năm sau.

Cảng cá
Khoảng gần 1 tuần trở lại đây, ngư dân trở về cảng cá Cửa Sót đều “trúng đậm” ruốc đầu mùa.Ảnh: baohatinh.vn

Theo thông tin từ Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, thời gian gần đây, lượng tàu thuyền xuất - cập cảng cá Cửa Sót (Thạch Kim, Lộc Hà) đã bắt đầu tăng lên, trung bình từ 40 - 60 lượt/ngày. Đặc biệt, khoảng 1 tuần trở lại đây, ngư dân trở về đều “trúng” ruốc biển đầu mùa.

Chỉ tính từ ngày 4 - 5/11, trung bình mỗi ngày hơn 30 tấn ruốc “cập” cảng. Ruốc thường được vận chuyển đến các cơ sở sản xuất làm ruốc kem, chẻo hoặc phơi khô để cung ứng cho thị trường trong và ngoại tỉnh.

Ngư dân Trần Hữu Bắc - chủ thuyền HT 90444 (thị trấn Thạch Hà) cho biết: “Thời tiết tương đối thuận lợi nên chúng tôi tranh thủ bám biển. Mới đầu vụ cá Bắc, anh em ngư dân phấn khởi vì trúng được ruốc biển và cá cơm (chủ yếu là ruốc biển). Sau 2 ngày khai thác, tàu chúng tôi mang về bán tại cảng Cửa Sót hơn 5 tấn hàng”

Thu hoạch cá cơmNgười dân thu hoạch cá cơm, cá thu, cá hồng, cá cam... là những nguồn lợi chủ yếu trong vụ cá Bắc. Ảnh: baohatinh.vn

Theo thông tin từ các chủ thuyền, tuy giá ruốc thu mua tại cảng năm nay giảm hơn năm ngoái, ở mức 3.000 đồng - 5.000 đồng/kg tùy loại nhưng do đánh bắt được số lượng nhiều nên các tàu có thể thu về từ 15 - 20 triệu đồng/chuyến. Thời tiết hiện rất thuận lợi, các luồng ruốc xuất hiện dày đặc, vì thế tàu không cần đi quá xa đã có thể khai thác được.

Ngoài ra, nhiều tàu cập cảng cũng mang về các loại hải sản có giá trị cao như: ghẹ, mực ống, cá thu câu, tôm biển… Hiện nay, giá bán tại thuyền đối với mực ống loại to dao động từ 350 - 380.000 đồng/kg, tôm biển cỡ lớn khoảng 320.000 đồng/kg; ghẹ từ 200 - 250.000 đồng/kg…

Thu hoạch ghẹCác tiểu thương đón tàu mua ghẹ tại cảng Cửa Sót. Ảnh: baohatinh.vn

Ngư dân Nguyễn Văn Hòe (xã Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên) cho biết: “Đợt này ghẹ đánh được số lượng tương đối lớn, thả xuống biển từ 700 - 800 bóng ghẹ có thể bắt được 2 tạ trong vòng 3 - 5 ngày bám biển. Với giá bán 200 - 230.000 đồng/kg tùy loại, thuyền tôi thu về được hơn 40 triệu đồng/chuyến biến. Thương lái thu mua ngay tại cảng, anh em có thêm chi phí để đi chuyến mới”.

Đánh bắt trên biển thuận lợi, thuyền về “no” cá cũng tạo không khí thu mua ở cảng cá Cửa Sót nhộn nhịp hơn. Chị Minh Thủy - thương lái ở TP Hà Tĩnh cho biết: “Gần 10 ngày trở lại đây, chúng tôi mua được lượng lớn ghẹ từ các tàu của ngư dân Cẩm Xuyên, Lộc Hà cập cảng. Nguồn hàng lớn, tươi ngon nên có những ngày chúng tôi bán lẻ ra thị trường và bỏ sỉ cho các mối buôn khác hơn 1 tạ ghẹ sống”.

Thu hoạch ruốcNgư dân xã Xuân Yên (Nghi Xuân) trúng ruốc biển, mỗi thuyền thu về từ 5 - 7 triệu đồng/ngày. Ảnh: baohatinh.vn

Trong khi đó, ở các vùng biển ngang như: xã Thịnh Lộc (Lộc Hà), Thạch Hải, Thạch Trị (Thạch Hà), Xuân Liên, Xuân Yên (Nghi Xuân)…, ngư dân khai thác ven bờ cũng đón niềm vui lớn khi “được” ruốc, tôm biển, cá đù, cá đục, ghẹ, cá cháo…

Trong 4 ngày gần đây, xã Xuân Yên (Nghi Xuân) có khoảng 30 tàu thuyền ra khơi đánh bắt, mỗi ngày có thể thu về hàng chục tấn ruốc biển. Tổng sản lượng khai thác ruốc biển của bà con ngư dân ước đạt khoảng gần 65 tấn, trị giá hơn 350 triệu đồng. Ruốc xuất hiện cách bờ từ 500m trở ra nên ngư dân chủ yếu ra khơi đánh bắt từ khoảng 5 giờ chiều hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.

Lưới bắt cáNgư dân chuẩn bị ngư lưới cụ để tiếp tục chuyến biển mới. Ảnh: baohatinh.vn

Tại xã Thạch Trị, theo Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Ninh, trong khoảng 5 ngày trở lại đây, mỗi ngày tàu thuyền cập bờ mang về khoảng 5 - 6 tạ ruốc biển/phương tiện. Khai thác thuận lợi, trong vụ này, toàn xã có khoảng gần 60 thuyền chuyên khai thác loại hải sản đặc trưng của vụ cá Bắc.

Thời điểm này, cùng với ruốc biển, cá cháo - loại cá đặc sản của vùng biển bãi ngang cho giá trị kinh tế cao cũng đã bắt đầu xuất hiện. Ngư dân Trần Văn Tuấn (thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà) chia sẻ: “Thuyền của tôi khai thác ven bờ từ 1 - 3 hải lý, được khoảng 5 - 7 kg cá cháo và bán ngay tại bãi biển cho thương lái. Vì đầu mùa giá bán đang ở mức cao (140 - 150.000 đồng/kg) nên bà con rất phấn khởi”.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 09/11/2022
Thái Oanh
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 10:37 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 10:37 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 10:37 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 10:37 27/12/2024
Some text some message..