Hải Hà: Nguy cơ tái diễn tình trạng ngao chết hàng loạt

Những năm gần đây, với điều kiện về diện tích bãi triều rộng, nông, tĩnh, nghề nuôi ngao trở thành mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả của người dân huyện Hải Hà. Tuy nhiên, qua khảo sát hiện trạng nuôi ngao trên địa bàn huyện đang tồn tại nhiều bất cập về mật độ nuôi cũng như tình trạng nuôi ngoài quy hoạch, dẫn đến tái diễn nguy cơ ngao chết hàng loạt như nhiều năm trước đây.

Hải Hà: Nguy cơ tái diễn tình trạng ngao chết hàng loạt
Hiện người dân đang nuôi ngao với mật độ quá dày.

Theo thống kê của Hải Hà, mỗi năm toàn huyện có 350-420ha nuôi ngao, tập trung chủ yếu ở 4 xã ven biển là Quảng Minh, Quảng Điền, Phú Hải và Quảng Thắng; sản lượng đạt trên 800 tấn (tính theo nuôi trong 18 tháng đạt 1.200 tấn); doanh thu trên 120 tỷ đồng. Riêng con số thống kê tính đến hết tháng 5 vừa qua, toàn huyện có 350ha nuôi ngao, phần lớn đang trong giai đoạn phát triển mạnh để đạt kích cỡ thương phẩm.

Điều đáng nói, mặc dù đã được khuyến cáo, tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất, tuy nhiên thời gian qua người dân vẫn thả nuôi ngao với mật độ quá dầy, gấp 4-6 lần theo quy định. Tại các bãi triều xã Quảng Minh, nơi chiếm hơn một nửa diện tích nuôi ngao của toàn huyện, thời điểm này chỉ cần gạt lớp cát mỏng phía trên đã có thể thấy ngao nằm san sát, thậm chí chồng xếp lên nhau. Theo ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hà, đây là nguyên nhân khiến ngao chậm lớn hơn thường. Thực tế, theo cơ cấu mùa vụ, thời điểm này ngao đã vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, song kích thước ngao nhỏ, màu sắc, hình dáng đều xấu. Bên cạnh đó việc nuôi với mật độ dày khiến ngao không đủ sức chịu đựng dưới tác động bất lợi của thời tiết, nhất là trong tình hình oi nóng như hiện nay.


Huyện Hải Hà có nhiều diện tích bãi triều thuận lợi để nuôi ngao.

Việc nuôi ngao với mật độ dày không chỉ làm giảm chất lượng (ngao nhỏ, xấu), dẫn đến giảm giá trị do giá thu mua luôn thấp hơn so với các địa phương khác, mà nguy hiểm hơn là có thể khiến ngao chết hàng loạt. Thực tế thời điểm tháng 4/2016, toàn huyện Hải Hà cũng đã có tới trên 200ha ngao bị chết với tỷ lệ cao 50-60% do nguyên nhân mật độ nuôi quá dày, làm thiệt hại nặng cho người nuôi.

Bên cạnh đó, hiện toàn huyện Hải Hà có rất nhiều diện tích nuôi ngao theo kiểu tự phát, ngoài quy hoạch. Theo khảo sát của Sở NN&PTNT mới đây, trong số diện tích 350ha do huyện Hải Hà thống kê, chỉ có 176ha trên địa bàn xã Quảng Minh nằm trong quy hoạch nuôi nhuyễn thể của huyện, 174ha còn lại đều nằm ngoài quy hoạch. Diện tích nuôi ngao trên địa bàn huyện Hải Hà hiện đã được mở rộng ra cả xã Quảng Long, Cái Chiên, nâng tổng diện tích thực nuôi lên khoảng 420-450ha, cao hơn nhiều so với con số thống kê của huyện.


Nuôi ngao với mật độ dày khiến huyện Hải Hà dễ tái diễn tình trạng ngao chết hàng loạt.

Theo ông Vương Văn Oanh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, việc nuôi ngoài quy hoạch dễ nảy sinh những bất cập trong công tác quản lý giống, dịch bệnh, chất lượng cũng như đầu ra cho sản phẩm. Trong khi hiện nay chưa có nguồn giống sản xuất tại chỗ, người dân phải nhập giống từ nhiều nơi, trong đó có không ít con giống nhập lậu, hoàn toàn không được kiểm dịch. Bên cạnh đó, việc này còn phá vỡ quy hoạch, tác động xấu đến các hoạch định phát triển kinh tế của địa phương sau này.

Từ những bất cập trên cho thấy, huyện Hải Hà cần tăng cường hơn trong việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về quy trình nuôi ngao, đồng thời rà soát, thắt chặt trong việc quản lý, sử dụng diện tích bãi triều cũng như các hoạt động nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi ngao ngoài quy hoạch.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 20/06/2018
Thanh Hoa
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Ao tôm bị nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền là một loại nấm hại phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tôm và hiệu quả nuôi trồng. Đây là loại nấm phát triển trên bề mặt ao, hình thành các đốm tròn giống như đồng tiền. Khi nấm đồng tiền phát triển mạnh, chúng có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường ao và tôm nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:00 04/09/2024

Quản lý nấm đồng tiền trong ao tôm

Kiểm soát và xử lý tình trạng nấm đồng tiền xuất hiện trong ao canh tác luôn là thách thức đối với người nuôi bởi không chỉ làm tôm bị bệnh, khiến chất lượng tôm suy giảm, nấm đồng tiền còn bám vào các thiết bị trong ao nuôi như quạt, vỉ ôxy,…gây khó khăn cho việc xử lí và khiến tôm nuôi mắc nhiều bệnh hơn.

Nấm đồng tiền
• 11:47 16/08/2024

Đại dịch phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Năm 2023, cả nước nuôi tôm nước lợ 737.000 ha, cơ bản không tăng so với năm 2022 (Diện tích tôm sú 622.000 ha, tôm thẻ chân trắng 115.000 ha).  Sản lượng 1.120.000 tấn (tăng 5,5% so với năm 2022), trong đó, tôm sú 274.000 tấn và tôm thẻ chân trắng hơn 845.000 tấn. Sản xuất tôm giống đạt khoảng 150 tỷ con (tôm thẻ chân trắng 108 tỷ con; tôm sú: 42 tỷ con).

Ao tôm
• 11:00 15/08/2024

Lưu ý tình hình dịch bệnh đốm trắng đang tấn công ở một số địa bàn nuôi tôm

Hiện nay, đánh giá thấy tình hình diễn biến nuôi tôm khá khó khăn khi người dân phải đối mặt với giá tôm thương phẩm rớt xuống thấp, giá thức ăn và vật tư tăng,..Ngoài ra, điều lo sợ nhất đó chính là sự tấn công của dịch bệnh tại khu vực nuôi. Điều này gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng nếu người dân không chủ động phòng chống ngay từ đầu.

Đốm trắng trên tôm
• 09:52 14/08/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 10:23 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 10:23 10/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 10:23 10/09/2024

Công thức sử dụng một số thảo dược kháng bệnh cho tôm

Sử dụng chiết xuất thảo dược để tăng cường miễn dịch và kiểm soát bệnh cho tôm nuôi được biết đến từ lâu, và hai năm qua các chuyên gia ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình Đổi mới sáng tạo tôm Mekong tập trung nghiên cứu đưa ra một số công thức cụ thể.

Tôm thẻ
• 10:23 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 10:23 10/09/2024
Some text some message..