Hải Phòng: Ngao chết do nuôi quá dày

Ngày 13-7, Sở Nông nghiệp – PTNT Hải Phòng đã có báo cáo về tình trạng ngao nuôi vùng bãi bồi ven biển bị chết hàng loạt trên địa bàn trong thời gian qua. Nguyên nhân được cho là do mật độ nuôi thả ngao quá dày chứ không phải do dịch bệnh.

Hải Phòng: Ngao chết do nuôi quá dày, nuôi ngao, môi trường nuôi ngao
Cơ quan chuyên môn kết luận, ngao nuôi chết hàng loạt ở huyện Kiến Thụy không phải do bệnh mà do nuôi quá dày.

Như thông tin đã đưa, trước đó, từ ngày 11-6 đến 20-6-2017, tại khu vực nuôi ngao bãi triều huyện Kiến Thụy xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết hàng loạt trên diện tích ngao nuôi ước 100 ha/14 hộ nuôi xuất hiện ngao chết từ 30- 95% số thả nuôi, ước sản lượng thiệt hại 2 nghìn tấn.

Theo phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 4973/TYV2-CĐXN ngày 20-6 của Cơ quan Thú y vùng 2, trên các mẫu nuôi đều không phát hiện ký sinh trùng perkinsus (tác nhân gây bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tình trạng ngao chết hàng loạt); hàm lượng vibrio tổng số trong mẫu nước, bùn chưa có khả năng gây bệnh cho ngao nuôi.

Cung theo phiếu kết quả kiểm nghiệm số 260/KQ2017/VS1 ngày 23-6-2017 của Trung tâm Kiểm tra vệ sinh Thú y Trung ương 1, thông số kim loại nặng với hàm lượng đồng ở hầu hết các mẫu thấp hơn giới hạn cho phép; hàm lượng kẽm và mangan ở tất cả các mẫu đều thấp hơn giới hạn cho phép. Hàm lượng amoni ở 8 mẫu xét nghiệm đều cao hơn giới hạn cho phép từ 0,3- 0,6mg/l, tuy nhiên chưa tác động xấu tới hoạt động của động vật thủy sản. Hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn so với giới hạn cho phép từ 4,3- 4,5 mg/l, không có lợi cho sự phát triển của ngao nuôi, nhưng chưa thể gây chết hàng loạt. Giá trị của thông số phosphat và COD (lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước) ở hầu hết các mẫu phân tích thấp hơn giới hạn cho phép, cơ bản không tác động xấu tới ngao nuôi

Bà Võ Thị Hồng Phương – Trưởng Phòng Nuôi trồng Thủy sản, Sở Nông nghiệp – PTNT  cho biết, ngao nuôi mật độ quá dày, gấp nhiều lần so với khuyến cáo, ảnh hưởng xấu tới không gian sinh sống, khả năng cạnh tranh thức ăn kết hợp với sự bất lợi của các yếu tố thời tiết, môi trường. Cụ thể, biên độ dao động độ mặn lớn, mực nước khi thủy triều xuống tại các bãi ngao luôn ở mức 10- 50 cm, gây nên hiện tượng hấp thụ nhiệt cục bộ, nhiệt độ nước tăng cao, chênh lệch nhiệt ngày/đêm hơn 10 độ C, làm ngao nuôi bị sốc, khả năng chống chịu suy giảm, rất dễ dẫn đến chết hàng loạt. Sở Nông nghiệp – PTNT cũng khẳng định, một số thông số môi trường như hàm lượng amoni, oxy hòa tan không có lợi cho sự phát triển của ngao, nhưng không phải là nguyên nhân chính dẫn đến ngao chết hàng loạt.

Ông Nguyễn Tự Trọng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT  cho biết, sau khi xác định rõ nguyên nhân ngao chết, Sở phối hợp UBND huyện Kiến Thụy và các địa phương đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện các giải pháp kỹ thuật nuôi ngao. Trong đó, vệ sinh bãi ngao, thu gom xác ngao chết đưa ra khỏi khu vực nuôi, tiến hành chôn lấp trong đất liền ở nơi quy định để tránh gây ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh môi trường vùng nuôi.  Từ cuối tháng 6 đến nay, khu vực trên và các vùng nuôi bãi triều trên địa bàn thành phố không còn hiện tượng ngao nuôi chết.

Báo Môi Trường
Đăng ngày 14/08/2017
Minh Tuấn
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 16:58 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 16:58 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 16:58 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:58 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 16:58 26/12/2024
Some text some message..