Hải Phòng: Người nuôi cá "gánh" hàng chục tỷ đồng sau dịch Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến sức mua giảm sút mạnh, đồng thời bị rớt giá, người nuôi cá ở huyện Thủy Nguyên, Tp.Hải Phòng đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Ao nuôi cá
Giá cá giảm mạnh, sức tiêu thụ giảm khiến người nuôi cá lao đao.

Trải lòng của hộ nuôi cá mùa dịch

Xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên được coi là vùng nuôi cá nước ngọt lớn nhất Tp. Hải Phòng. Xã hiện có hàng trăm ha mặt nước được nông dân tổ chức nuôi trồng. Cá được nuôi ở vùng này là cá vược và cá trắm đen thương phẩm. 

Có mặt tại khu nuôi cá của ông Vũ Đức Dũng (trú tại thôn Mắt Rồng, xã Lập Lễ), lúc này ông Dũng vừa cho cá ăn xong. Ông Dũng cho biết, ông đến với nghề nuôi cá cách đây khoảng 5 năm, diện tích nuôi trồng là 4 ha cá vược. Sản lượng hàng năm vào khoảng 120 – 150 tấn. Cá vược là loài cá sinh trưởng tốt, sức đề kháng cao, cho giá trị kinh tế, ít bị bệnh. Bình thường, khi chưa bị ảnh hưởng của dịch, trừ tất cả chi phí cá giống, thức ăn cho cá, nhân công, điện nước… thì mỗi năm ông Dũng lãi khoảng 1 tỷ đồng.

“Khi nhập cá vược giống, cá có trọng lượng khoảng 2kg, nuôi 2 năm mới được thu hoạch cá có trọng lượng 3 – 4kg. Thức ăn cho cá vược là các loại cá nhỏ như: cá nhân, cá nục, cá ruội… Mỗi ngày tôi cho cá vược ăn từ 2 – 4 tấn thức ăn, tùy theo trọng lượng và sự tăng trưởng của cá. Trước đây, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, cá vược bán được giá, khoảng 120.000 đồng/kg. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, chỉ bán được với giá 95.000 – 100.000 đồng/kg. Khi không cầm cự được thì bắt buộc phải bán với giá thấp hơn và như vậy thì không có lãi, thậm chí lỗ nặng”, ông Dũng nói. Năm 2020, hộ gia đình ông Dũng lỗ 400 triệu đồng.

ao nuôi cá
Nhiều hộ nuôi cá ở xã Lập Lễ đang phải cầm cự chờ giá. 

Tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tấn (trú tại thôn Mắt Rồng, xã Lập Lễ), ông Tấn đang nhập thức ăn cho cá. Ông Tấn đến với nghề nuôi cá trắm đen đã 12 năm. Ông Tấn chia sẻ: “Chưa khi nào các hộ nuôi cá chúng tôi phải lao đao như hiện nay. Đầu tư nuôi cá, có kinh nghiệm thì sẽ không thể bị lỗ. Nhưng, dịch bệnh Covid-19 hoành hành, sức mua giảm sút mạnh, chúng tôi đang phải bù lỗ hàng ngày.

Tôi đầu tư nuôi 4 ao cá trắm đen, diện tích là 6 ha. Cá trắm đen từ 20 – 22 tháng là đã có thể xuất bán được rồi. Cá không bán được, có khi phải cầm chừng, kéo dài thời gian nuôi đến 35 tháng. Hiện sản lượng cá thương phẩm còn tồn đọng trong các ao là khoảng 200 tấn. Năm trước tôi lỗ 350 triệu, hiện gia đình tôi nợ ngân hàng và các khoản vay khác xấp xỉ 4 tỷ đồng. Cá chưa bán được, chưa biết trông ngóng vào đâu”.

người nuôi cá
Ông Tấn buồn bã khi cá rớt giá, lâm vào cảnh nợ nần.

Cần có cơ chế giãn nợ cho người chăn nuôi

Trao đổi với ông Đinh Văn Ba, Chủ tịch UBND xã Lập Lễ, ông Ba cho hay, hiện tổng diện tích mặt nước nuôi cá vược và cá trăm đen tại địa phương là 240 ha với 130 hộ nuôi cá, sản lượng trung bình hàng năm là 30 tấn/ha, mỗi ngày xuất bán từ 20 – 30 tấn cá.

Trong các ao nuôi cá, người dân có thể nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, do dịch Covid-19, thu nhập của người nuôi cá giảm đến 70 – 80%. 10 hộ nuôi cá thì chỉ có 3 hộ là có lãi. 1 ha nuôi cá bị giảm sút đến 900 triệu đồng do giá cá thương phẩm giảm đến 30.000 đồng/kg.

Một số hộ do không bán được cá, cá chết dẫn đến lỗ nặng như gia đình ông Đinh Khắc Ràng lỗ 3 tỷ đồng, ông Đinh Như Nếp lỗ 300 triệu đồng… “Đến kỳ trả lãi, đáo hạn ngân hàng mà cá chưa thể xuất bán, 40% số hộ phải cắn răng đi vay nóng bên ngoài để giãn nợ ngân hàng, khi nào bán được cá, đáo hạn ngân hàng xong thì mới có tiền trả những khoản vay ngoài. Cứ quay vòng như thế, người nuôi cá nợ nần càng thêm chồng chất, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác. Tính trung bình, mỗi hộ nuôi cá lỗ khoảng 500 triệu đồng.

nguyên liệu thức ăn
Nguồn nguyên liệu thức ăn cho cá 100% là nhập ngoại.

Ngoài các khoản vay thì các chi phí liên quan như điện nước, nhân công đặc biệt là thức ăn cho cá 100% nhập ngoại khiến người nuôi cá càng thêm lao đao. Cứ tình hình như thế này, không biết chúng tôi còn trụ được đến lúc nào, nhiều hộ đã không còn khả năng tái đầu tư”, ông Văn buồn bã.

Ông Văn và các hộ nuôi cá mong muốn nhà nước tính toán, tạo điều kiện để trước mắt họ tồn tại được với nghề. Mặt khác, họ bày tỏ nguyện vọng các ngân hàng có cơ chế giãn hợ, khoanh nợ khi dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài, để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Người đưa tin
Đăng ngày 14/12/2021
Đoàn Minh Sơn
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định hỗ trợ hơn 91 tỷ đồng cho các tàu cá trong đợt 2/2024

Vừa qua UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 3210 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 phê duyệt Đợt 02 năm 2024 các tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu Bình Định
• 09:00 16/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc ngày càng được các hộ dân nuôi trồng thủy sản áp dụng rộng rãi.

Ao nuôi tôm
• 10:10 29/08/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 14:33 17/09/2024

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 14:33 17/09/2024

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 14:33 17/09/2024

Cảnh báo mưa lớn: Khu vực Nam Bộ đề phòng ngập úng

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy cảnh báo về mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khả năng xảy ra lũ trên các sông lớn như sông Đồng Nai. Khi mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về các sông có thể tăng nhanh, dẫn đến lũ lụt, đặc biệt tại các khu vực hạ du của các con sông.

Mưa lớn
• 14:33 17/09/2024

Gỡ “thẻ vàng” và vị trí thị trường EU

Theo kế hoạch, trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5 đến nước ta kiểm tra việc thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Vấn đề chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đã tròn 7 năm ngày càng cho thấy vị trí quan trọng của thị trường EU đối với thủy sản xuất khẩu nước ta.

Xuất khẩu thủy sản
• 14:33 17/09/2024
Some text some message..