Hải Phòng: Phát triển các khu nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao

Từ năm 2010 đến nay, nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn thành phố có nhiều khởi sắc. Từ chỗ chỉ nuôi tôm sú, Hải Phòng phát triển mạnh nuôi tôm he chân trắng. Đặc biệt, nhiều địa phương nuôi tôm he chân trắng trong cả hai vụ xuân hè và vụ đông.

Hải Phòng: Phát triển các khu nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao

Mô hình nuôi tôm he chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao của gia đình ông Nguyễn Văn Khỏe tại phường Tân Thành (Dương Kinh - Hải Phòng).

Thêm đối tượng nuôi mới và tăng vụ sản xuất đã giúp Hải Phòng được mùa tôm, tạo điểm nhấn mới cho nuôi trồng thủy sản sau nhiều năm trầm lắng. Đặc biệt, năm 2012, thành phố hỗ trợ đầu tư khá lớn cho các trại nuôi tôm phủ bạt công nghệ cao.

Thêm vụ sản xuất thứ 2

Đến thăm khu trại nuôi tôm của Công ty TNHH Khoa Thành ở phường Tân Thành (quận Dương Kinh), nhiều người ngạc nhiên khi thấy những dãy nhà bạt nuôi tôm trải dài ngút mắt. Nhiều công nhân đang đi thuyền cho tôm ăn trong nhà bạt. Ông Nguyễn Văn Khỏe, Giám đốc Công ty TNHH Khoa Thành vui vẻ cho biết: “Vụ đông vừa qua, tôi nuôi tôm he chân trắng trên diện tích 5 ha, trong đó có 2,5 ha nuôi trong nhà bạt theo công nghệ của Thái Lan. Năng suất nuôi tôm vụ đông trong nhà bạt là 10 tấn/ha, sản phẩm bán được giá cao gấp 1,5 lần so với nuôi chính vụ xuân hè. Đây là năm thứ 3 tôi nuôi tôm vụ đông trong nhà bạt”. Hai năm trước, tôi thử nghiệm nuôi trên 1 ha, năm nay mạnh dạn mở rộng nuôi 2,5 ha trong nhà bạt. Ngay sau khi thu hoạch tôm nuôi vụ đông trong nhà bạt, ông Khỏe cải tạo đầm nuôi tôm chính vụ xuân hè trên diện tích 5 ha, như vậy có 2 vụ sản xuất liên tục trong năm.

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, đây là một trong nhiều mô hình nuôi tôm he chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn thành phố. Từ đầu năm 2010 đến nay, trên địa bàn thành phố có tổng diện tích nuôi tôm he chân trắng 150,7 ha, tăng hơn 100 ha so với năm 2009. Diện tích nuôi tôm he chân trắng tập trung tại Hải An, Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và khu vực đường 14 tại quận Dương Kinh, Đồ Sơn. Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi tôm he chân trắng gối vụ qua đông là 325 ha. Điều đáng ghi nhận là nhờ làm chủ được công nghệ và chủ động liên kết sản xuất với Công ty CP Group nên nông dân đã quay vòng được ao nuôi, tăng vụ sản xuất.

Ông Đỗ Đức Trung, Phó trưởng phòng Phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp - PTNT cho biết: “Năm nay, diện tích nuôi tôm he chân trắng vụ đông (vụ 2 trong năm) tăng thêm gần 25 ha. Trong khi 2 năm trước đây chỉ có vài hộ làm lẻ tẻ. Việc tăng vụ nuôi thứ 2 đối với Hải Phòng là một thành công lớn. Do nuôi tôm đòi hỏi điều kiện nhiệt độ cao, độ mặn ổn định nên tại Hải Phòng chủ yếu chỉ duy trì được 1 vụ nuôi từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông nhiệt độ xuống thấp, nên các hộ nuôi phải bỏ không đầm, vì nuôi tôm không hiệu quả. Năm 2011, Sở Nông nghiệp - PTNT mạnh dạn khuyến khích nhiều hộ nuôi đầu tư công nghệ, chỉ đạo sản xuất mùa vụ hợp lý để tranh thủ nuôi thêm vụ tôm thứ 2 trong năm. Nhờ liên kết công nghệ và điều chỉnh vụ nuôi hợp lý, nhiều hộ dân và doanh nghiệp đã nuôi thả tôm he chân trắng thêm vụ đông, thả từ tháng 7, tháng 8 đến tháng 12. Nhiều hộ đầu tư công nghệ cao còn kéo dài vụ nuôi đến giáp Tết. Vào thời điểm thời tiết giá lạnh, hộ nuôi còn làm nhà bạt để chống rét cho tôm, vì nhiệt độ trong nhà bạt cao hơn bên ngoài 10 độ C, luôn tạo nhiệt độ hơn 20 độ C để tôm sinh trưởng, phát triển tốt”.

Từ hiệu quả của các mô hình nuôi tôm he chân trắng vụ đông trước, vụ đông năm 2012 này, UBND thành phố quyết định hỗ trợ cho các mô hình nuôi tôm trong nhà bạt theo Nghị quyết 14 HĐND thành phố kinh phí 2,1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà bạt và 13,8 triệu con giống để mở rộng diện tích nuôi lên 33 ha. Nhờ cơ chế hỗ trợ này, vụ đông năm 2012, diện tích nuôi tôm trong nhà bạt đã được các hộ đăng ký mở rộng là 43 ha, tăng gần 2 lần so với vụ đông năm trước.

Thêm nhiều khu nuôi công nghệ cao

Việc tăng thêm vụ nuôi thứ 2 trong năm đã giúp vùng nuôi thủy sản thành phố có thêm nhiều khu nuôi thủy sản công nghệ cao. Điển hình là sự đầu tư công nghệ cao với quy trình nuôi khép kín tại khu nuôi tôm Đình Vũ của Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Thuận Thiện Phát và khu nuôi công nghiệp của Công ty TNHH Sơn Trường ở Phù Long (Cát Hải). Hằng năm, Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Thuận Thiện Phát mở rộng diện tích nuôi tôm he chân trắng lên hơn 50 ha, nuôi cả vụ đông và vụ xuân hè. Hiện nay, công ty cải tạo hơn 50 ha đầm nuôi và chuẩn bị nuôi thả 20 triệu con giống. Ngoài ra, công ty đang xúc tiến xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng trong ao công nghệ cao nhiều tầng, luân canh 7 vụ/năm tại một số khu vực.

Chỉ 1 năm sau khi nhận mặt bằng tại dự án nuôi tôm công nghiệp Phù Long, Công ty TNHH Sơn Trường đầu tư vào vùng nuôi 96 tỷ đồng, vừa quy hoạch lại các ao nuôi, cải tạo hệ thống thuỷ lợi, vừa triển khai nuôi thực nghiệm với quy trình kỹ thuật của Công ty cổ phần CP Group (Thái Lan). Vụ xuân hè, công ty có 20 ha được đưa vào nuôi thả, năng suất ước đạt trên 14 tấn/ha, thu hoạch 400 tấn tôm. Vụ đông, công ty tiếp tục cải tạo 40 ha đầm nuôi mới trong khu vực. Toàn bộ sản phẩm tôm nuôi tại đây được Công ty CP Group bao tiêu, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc… Công ty đang mở rộng diện tích đầm nuôi tôm he chân trắng theo công nghệ của Mỹ.

 

Đăng ngày 03/04/2012
Nguồn tin: Báo Hải Phòng, 30/03/2012
Nuôi trồng

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá là mô hình sản xuất thủy sản ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này tận dụng các loài thủy sản có khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Dụng cụ đo
• 10:07 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:37 14/03/2025

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, tài nguyên và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trở nên ngày càng quan trọng.

Ao nuôi
• 10:57 13/03/2025

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá tại Bình Định

Nuôi ghép tổng hợp là mô hình kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng một hệ thống nuôi, nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế. Trong mô hình này, tôm, cua và cá được nuôi cùng nhau trong một môi trường sinh thái thích hợp, trong đó mỗi loài thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau về dinh dưỡng, không gian sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những yếu tố có hại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 13/03/2025

Cơ hội gỡ bỏ thẻ vàng IUU sắp tới của ngành thủy sản Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội quan trọng để gỡ bỏ thẻ vàng IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing – khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) do Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng từ năm 2017.

Tàu cá
• 01:19 18/03/2025

Một loài cá có khả năng dùng miệng “bắn hạ” con mồi

Những khả năng mà sinh vật biển sở hữu từ trước đến nay vẫn không ngớt làm nhân loại tò mò và trầm trồ. Điển hình là từ loài cá thòi lòi biết đi trên cạn, cá có tiếng kêu giống tiếng em bé (cá oa oa), loài sên biển tự tái tạo cơ thể,... đến một loài cá mang tên cung thủ với kỹ năng phun nước cách xa tới 2m.

Cá cung thủ
• 01:19 18/03/2025

Nguồn gốc và lịch sử của cá Ranchu

Cá Ranchu là một trong những dòng cá vàng được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ ngoài độc đáo và sự duyên dáng khi bơi lội. Được mệnh danh là "vua của cá vàng" tại Nhật Bản, Ranchu không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang đậm tính nghệ thuật trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc. Để hiểu rõ hơn về Ranchu, chúng ta cần đi sâu vào lịch sử và nguồn gốc của loài cá đặc biệt này.

Cá ranchu
• 01:19 18/03/2025

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá là mô hình sản xuất thủy sản ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này tận dụng các loài thủy sản có khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Dụng cụ đo
• 01:19 18/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 01:19 18/03/2025
Some text some message..