Hải sản Việt tìm cách khắc phục

Ủy ban châu Âu (EC) vừa quyết định giơ “thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam. Lý do được đưa ra là Việt Nam hành động không đủ để chống lại nạn đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý (IUU).

Hải sản Việt tìm cách khắc phục
Chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Xuất nhập khẩu Minh Cường. Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Trong thông cáo báo chí do EC công bố ngày 23/10 nêu rõ, quyết định này được đưa ra sau một thời gian dài thảo luận không chính thức với các cơ quan chức năng của Việt Nam từ năm 2012. Ở giai đoạn này, quyết định này không đưa ra bất kỳ biện pháp nào ảnh hưởng đến thương mại. “Thẻ vàng” được coi là một cảnh báo và đưa ra khả năng để Việt Nam có biện pháp khắc phục tình trạng này trong khoảng thời gian hợp lý.

Như vậy, đúng như những lo ngại của các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản, hải sản Việt Nam chính thức bị giơ “thẻ vàng” và nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả thì nguy cơ bị “thẻ đỏ” là rất lớn. Khi đó, hải sản Việt Nam sẽ bị cấm ở thị trường EU.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc nhận “thẻ vàng” có thể gây ra nhiều tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp với việc xuất khẩu hải sản sang EU. Trước hết, xuất khẩu hải sản sang EU sẽ giảm do các khách hàng tại EU rất e ngại việc bị phạt theo quy định IUU của EC. Tên quốc gia bị cảnh báo sẽ được công khai trên các tạp chí và website chính thức của EU; điều này sẽ làm xấu đi hình ảnh, uy tín, thương hiệu của ngành hải sản.

Trong thời gian bị “thẻ vàng”, 100% containers hàng hải sản xuất khẩu sẽ bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác khiến thời gian bị kéo dài, thậm chí từ 3-4 tuần/container. Riêng phí kiểm tra “nguồn gốc” là khoảng 500 bảng Anh/container, chưa kể phí lưu giữ cảng và hệ lụy kinh doanh của đối tác khách hàng. Rủi ro lớn nhất khi đó là tỷ lệ lớn các container hàng bị từ chối, trả lại khá cao và tổn thất có thể lên đến 10.000 Euro/container. Trường hợp như Philippines khi bị thẻ vàng của EU có đến 70% số container bị từ chối trả lại.

Sau khi bị cảnh cáo “thẻ vàng”, ngành hải sản Việt Nam có 6 tháng để phấn đấu lấy lại “thẻ xanh” từ EC. Hiện VASEP và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đưa ra những giải pháp quyết liệt nhằm đáp ứng các yêu cầu của EU.

VASEP và Ban Điều hành IUU VASEP đã đề xuất hợp tác với 4 đơn vị là Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Thủy sản và Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản nhằm triển khai những biện pháp chống đánh bắt IUU. Cộng đồng doanh nghiệp hải sản cũng đang thể hiện sự quyết tâm khi tham gia vào chương trình cam kết chống khai thác IUU do VASEP đề xướng. Tính đến giữa tháng 10/2017, đã có 73 doanh nghiệp cam kết chống khai thác IUU.

Trước đó, ngày 20/10, Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, đại diện Phái đoàn đã có một buổi làm việc với lãnh đạo VASEP, Tổng cục Thủy sản và một số đơn vị liên quan để cùng trao đổi kỹ hơn về “IUU” và vấn đề "thẻ vàng".

Ngoài EU, thì Mỹ sẽ là thị trường nhập khẩu thủy hải sản thứ hai trên thế giới áp dụng chương trình giám sát thủy hải sản nhập khẩu, nhằm chống lại khai thác IUU. Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản vào Mỹ (SIMP) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

TTXVN
Đăng ngày 25/10/2017
H.Chung
Doanh nghiệp

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 10:40 17/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 10:15 15/02/2025

Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Trải nghiệm nuôi tôm thẻ công nghệ cao tại Thụy Sĩ

Chúng tôi là một nhóm sinh viên theo học ngành Nuôi trồng Thủy sản tại Đại học Cần Thơ, những người đã có cơ hội quý giá trải nghiệm thực tập từ 3 tháng đến 1 năm tại các công ty nuôi tôm giống và tôm thịt ở Thụy Sĩ. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ những khó khăn, mô hình công nghệ cùng trải nghiệm thực tế khi nuôi tôm tại một quốc gia nổi tiếng về du lịch nhưng lại hoàn toàn xa lạ với ngành thuỷ sản này.

Bài dự thi
• 17:51 10/02/2025

Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Các mô hình kinh tế du lịch thuỷ sản

Trước làn sóng quan tâm của du khách quốc tế đến các tour du lịch trải nghiệm bản địa tại Việt Nam, từ chăn vịt, hái chè, đập lúa đến đốt vàng mã, bài viết tập trung khám phá tiềm năng của việc kết hợp thủy sản với du lịch. Thông qua việc giới thiệu các mô hình du lịch thủy sản độc đáo trên thế giới và tại Việt Nam, bài viết mong muốn gợi ý những ý tưởng phát triển kinh tế du lịch bền vững, vừa gia tăng thu nhập cho bà con nuôi trồng thuỷ sản, vừa thúc đẩy kinh tế du lịch tại địa phương

Bài dự thi
• 17:38 10/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 23:39 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 23:39 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 23:39 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 23:39 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 23:39 18/02/2025
Some text some message..