1. Sự khác biệt về hàm lượng nucleotide (NT)
Yếu tố quan trọng nhất để đánh giá sử dụng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi - thủy sản là hàm lượng dinh dưỡng trong từng loại nguyên liệu. Thế nhưng, việc phân tích hàm lượng NT trong từng nhóm nguyên liệu hiện còn ít và chưa được quan tâm nhiều.
CJ Bio phân tích hàm lượng NT trong một số nguyên liệu chính nhằm xác định mức NT thực tế trong từng loại nguyên liệu. Bảng 1 cho thấy, hàm lượng NT trong nguyên liệu từ thực vật thấp hơn đáng kể so với nguyên liệu từ động vật. Tuy nhiên, bột đậu nành lên men có hàm lượng NT cao hơn khô đậu nành (sau ép dầu), được cho là kết quả của sự hiện diện vi sinh vật trong quá trình lên men đậu nành sử dụng khuẩn Bacillus sp. Kết quả này cũng tương tự trong nguyên liệu nấm men bia với hàm lượng NT cao.
Hơn nữa, nguyên liệu thô có nguồn gốc từ động vật có hàm lượng NT cao hơn nguyên liệu thô có nguồn gốc từ thực vật trong hầu hết các loại nguyên liệu ngoại trừ bột huyết và bột đạm huyết tương. Gần đây, bột ấu trùng ruồi lính đen, là loại nguyên liệu mới xuất hiện để bổ sung đạm trong khẩu phần, cũng có hàm lượng NT tương đối thấp. Nhìn chung, hàm lượng NT trong các loại nguyên liệu (có nguồn gốc từ động vật) được sắp xếp theo thứ tự sau đây: Bột cá -> tóp mỡ -> bột tôm -> bột ấu trùng ruồi lính đen -> Bột đạm huyết tương -> Bột huyết.
2. Sự khác biệt về hàm lượng purine và pyrimidine
Hàm lượng NT gốc purine có nhiều hơn gốc NT pyrimidine trong cả nguyên liệu nguồn gốc thực vật và động vật. IMP, GMP, AMP và XMP có trong NT purine, trong khi CMP và UMP có trong NT pyrimidine. Đặc biệt là, IMP là NT có hàm lượng cao nhất trong các nhóm phân tích NT và hàm lượng IMP chênh lệch đáng kể giữa các nhóm phân tích.
Do đó, nếu liệt kê hàm lượng IMP trong nguyên liệu theo thứ tự sau đây (Biểu đồ 1), quan sát cho thấy, hàm lượng IMP trong bột cá có biến động lớn theo nguồn gốc chất lượng. Xếp hạng bột cá theo hàm lượng IMP như sau: Bột cá thu -> bột cá Đan Mạch -> Bột cá biển Việt Nam -> Bột cá mòi -> Bột cá Hàn Quốc. Giá của bột cá cũng cho thấy tỷ lệ thuận với xếp hạng hàm lượng IMP. Mặt khác, hàm lượng IMP của bột cá cao hơn bột gan mực và bột tôm dù cho chúng đều thuộc loài thủy sản và đã trích ly dầu mỡ.
Ngoài ra, bột ấu trùng ruồi lính đen, bột huyết và bột đạm huyết tương có hàm lượng IMP thấp dù các loại nguyên liệu này có nguồn gốc từ động vật.
3. Hàm lượng NT trong chế phẩm NT từ nấm men (sản phẩm thương mại)
Tất cả sản phẩm NT thương mại hiện nay dùng cho thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi - thủy sản đều được sản xuất từ nấm men. Tuy nhiên, nồng độ của từng loại NT và thành phần trong đó biến động theo con men được sử dụng trong sản xuất hoặc công nghệ chế biến (Ví dụ: phương pháp tinh luyện). Bảng 2 so sánh hàm lượng NT của chế phẩm NT thương mại hiện có và sự khác biệt lớn giữa chúng.
Sản phẩm NT của CJ ban đầu được sản xuất với mục đích tăng cường vị ngon của thực phẩm. Nó có độ tinh khiết rất cao bởi vì nó không chứa tạp chất. Do đó, khi hàm lượng NT trong khẩu phần thức ăn có biến động do thay đổi công thức, chỉ cần chọn loại NT bị thiếu và tính toán số lượng bổ sung một cách dễ dàng.
Nhưng trong trường hợp của sản phẩm NT từ nấm men, hàm lượng NT thấp do chứa nhiều tạp chất bởi vì quá trình sản xuất không tinh khiết, chứa nhiều gốc bazơ nitơ khác nhau, nucleosides lẫn chung với NT. Do đó, khiến người làm công thức rất khó lựa chọn được loại NT bị thiếu hụt, khó cân bằng hàm lượng NT phù hợp; đặc biệt là sự bất lợi khi sử dụng với lượng dùng lớn.
4. Thay thế bột cá bằng khô đậu nành
Nhu cầu tiêu thụ bột cá ngày càng tăng lên, giá bán tăng theo do lượng sản xuất giảm, cộng thêm vấn để ô nhiễm môi trường vì sử dụng quá nhiều đạm thực vật tiêu hóa kém thay thế bột cá trong thức ăn (đặc biệt là thức ăn thủy sản). Bảng 3: Công thức thức ăn hỗn hợp sử dụng khô đậu nành và bột đậu nành lên men thay thế bột cá và Biểu đồ 2: So sánh từng loại NT trong thức ăn hỗn hợp. Biểu đồ 2 cho thấy, khi giảm lượng dùng bột cá và tăng lượng dùng khô đậu nành sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng NT trong thức ăn.
Khác biệt lớn nhất giữa nhóm thức ăn thương mại và nhóm thức ăn khô đậu nành là hàm lượng IMP bị giảm đi đáng kể. Nhưng không có nhiều thay đổi về hàm lượng NT khác ngoài IMP. Nhóm thức ăn bột đậu nành lên men, giống như nhóm thức ăn khô đậu nành, cho thấy, hàm lượng IMP bị giảm nhiều so với thức ăn thương mại, nhưng hàm lượng AMP lại tăng lên đáng kể. Nhóm thức ăn đạm đậu nành cô đặc (SPC) cũng cho thấy xu hướng tương tự như nhóm thức ăn khô đậu nành. Nói cách khác, khuyến cáo bổ sung IMP là cần thiết nếu bột cá được thay thế bằng protein có nguồn gốc từ đậu nành.
5. Kết luận
Sự thay đổi trong công thức thức ăn không tránh khỏi dẫn đến sự thay đổi hàm lượng NT trong thức ăn, do đó cần phải kiểm soát hàm lượng NT của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, không chỉ thành phần thức ăn. Và, xét về cân bằng NT trong khẩu phần, việc bổ sung chọn lọc một NT cụ thể có thể sẽ góp phần nâng cao chất lượng dinh dưỡng và chức năng của thức ăn hỗn hợp.