Hàng ngàn ha lúa tôm ở Kiên Giang bị thiệt hại do đất nhiễm mặn

Nhiều ruộng lúa – tôm ở Kiên Giang bị chết rụi dần do đất nhiễm mặn, thiệt hại từ 30 – 100%, nông dân thất trắng, không thể thu hoạch.

lúa tôm
Đến nay, tỉnh Kiên Giang đã ghi nhận có 6.672 ha lúa - tôm bị thiệt hại do bị nhiễm mặn trong đất, trong đó huyện An Minh là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất với 6.158 ha. Ảnh: Trung Chánh.

Rửa mặn không triệt để

Ông Lê Văn Đá, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang cho biết, vụ lúa mùa trên nền đất nuôi tôm (lúa - tôm) năm 2020-2021 toàn tỉnh gieo cấy được 58.724/63.000 ha theo kế hoạch, tập trung ở các huyện: An Minh, An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Gò Quao và TP Hà Tiên. Hầu hết diện tích lúa hiện đang trong giai đoạn đòng trổ và trổ chín.

Đến nay, đã ghi nhận có 6.672 ha bị thiệt hại do bị nhiễm mặn trong đất, trong đó có 3.607 ha thiệt hại tỷ lệ từ 30-70%, thiệt hại trên 70% là 3.065 ha. Huyện An Minh là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất với 6.158/20.645 ha đã xuống giống, còn lại là tại huyện Vĩnh Thuận.


Nhiều diện tích lúa - tôm ở An Minh chỉ lên xanh tốt thời gian đầu, nhưng khi rễ ăn sâu xuống tầng đất nhiễm mặn là ngừng phát triển và chết rụi dần. Ảnh: Trung Chánh.

“Nguyên nhân do năm nay lượng mưa ít, nông dân rửa mặn trong đất sau vụ nuôi tôm để luân canh lại vụ lúa không được triệt để. Hơn nữa, nhiều nông dân kéo dài thời gian nuôi tôm, do giá trị kinh tế cao hơn cây lúa, nên không tuân thủ thời gian cắt vụ theo khuyến cáo. Khi mới gieo cấy, lúa vẫn lên xanh tốt nhưng khi rễ ăn sâu xuống tầng đất nhiễm mặn là ngừng phát triển và chết rụi dần”, ông Đá cho biết nguyên nhân.

Trồng cỏ nước mặn thay lúa

Việc luân canh lại vụ lúa trên nền đất nuôi tôm là mô hình canh tác bền vững. Cây lúa sẽ hấp thu các chất hữu cơ còn tồn đọng sau vụ nuôi tôm, giúp giảm chi phí cũng như cách ly được mầm gầy bệnh. Đồng thời, gốc lúa sau thu hoạch sẽ là môi trường cho tôm sinh sống và khi phân phân hủy, tạo sinh vật phù du làm thức ăn cho tôm.


Diện tích lúa - tôm bị thiệt hại ngày càng tăng, thậm chí nhiều diện tích đã không thể lấp lại vụ lúa, nông dân phải chuyển sang trồng cỏ nước mặn để giúp xử lý môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Tuy nhiên, do nông dân thường kéo dài thời gian nuôi tôm, đất bị ngâm nước mặn nhiều, dẫn đến khó rửa mặn triệt để. Diện tích lúa bị thiệt hại ngày càng tăng, thậm chí nhiều diện tích đã không thể lấp lại vụ lúa. Nông dân phải chuyển sang trồng cỏ hoặc một số loại cây chịu mặn tốt để giúp xử lý môi trường.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 01/01/2021
Đ.T.Chánh
Nông thôn

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:58 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:58 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:58 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:58 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:58 29/03/2024