Hàng nông, thủy sản xuất khẩu bị trả về: Đi đâu?

Thời gian qua, tình trạng nông, thủy sản XK của Việt Nam bị trả về được đánh giá khá nguy cấp. Bên cạnh nguyên nhân như sai bao bì, quy cách đóng gói, các sản phẩm còn bị thị trường NK chối từ do không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định.

cá tra
Các mặt hàng thực phẩm sản xuất tiêu thụ trong nước hay XK đều phải đáp ứng các chỉ số về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. (Ảnh: N.THANH)

"Luộc lên là ăn được"

Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2015, các lô hàng vi phạm bị phát hiện qua kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản XK tăng cao. Năm 2014, có 159 lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định bảo đảm an toàn thực phẩm và 68 lô bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất kháng sinh. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015, con số các lô hàng vi phạm lần lượt là 165 và 78 lô. Đối với hàng XK, theo cảnh báo của các thị trường, 9 tháng đầu năm đã có 181 lô hàng bị cảnh báo về chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, kháng sinh hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác (cả năm 2014 có 817 lô bị cảnh báo).

Không chỉ đối với mặt hàng thủy sản, thời gian qua một số mặt hàng nông sản XK chủ lực của Việt Nam như chè, hồ tiêu cũng bị nhiều thị trường cảnh báo, trả về do không đảm bảo chất lượng.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT cho biết: Suốt thời gian qua, tổng số lô hàng nông, thủy sản bị trả về khó kiểm soát một cách cụ thể, chính xác. Tính chung 9 tháng đầu năm, nông, thủy sản XK của Việt Nam bị một số thị trường gia tăng cảnh báo nhưng cũng có một số thị trường lại giảm cảnh báo. Tuy nhiên, hiện tại tình trạng hàng XK bị cảnh báo, trả về tương đối nguy cấp.

Theo ông Nguyễn Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PNT): Báo cáo của cơ quan Thú y ở cửa khẩu cho thấy, hầu hết hàng nông, thủy sản XK bị trả về do đóng gói sai quy cách, nhãn mác, sai thông tin… Một trong những phương án giải quyết đối với hàng trả về là đem vào tiêu thụ nội địa.

Trước băn khoăn của phóng viên về một số mặt hàng bị trả về do không đáp ứng yêu cầu chất lượng của nước NK lại được đem về tiêu thụ trong nước, ông Tiệp lý giải, các mặt hàng thực phẩm sản xuất tiêu thụ trong nước hay XK đều phải đáp ứng các chỉ số về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Do vậy, khi hàng trả về tiêu thụ trong nước cũng không có vấn đề gì. “Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được”, ông Tiệp nói.

Tái xuất sang thị trường khác

Trên thực tế, hàng nông, thủy sản XK bị trả về ngoài tiêu thụ trong nước còn được tái xuất sang các thị trường khác. Theo ông Nguyễn Như Tiệp, trong các lô hàng bị trả về một số là bởi sai quy cách đóng gói và cũng có những trường hợp do không đáp ứng tiêu chí chất lượng, chỉ số an toàn thực phẩm của nước NK. Quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường NK không giống nhau nên khi hàng bị thị trường này trả về lại được thị trường khác chấp nhận. Ví dụ, có những mặt hàng bị khách hàng tại thị trường EU trả về, song hoàn toàn có thể tái xuất sang các nước khu vực Trung Đông.

Cũng theo ông Nguyễn Như Tiệp, tình hình hàng nông, thủy sản XK bị trả về nếu xử lý vấn đề chưa tốt và sự cải thiện không rõ nét thì rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả bị thị trường NK tăng cường kiểm soát thông qua hình thức mọi lô hàng đến cửa khẩu đều phải lấy mẫu kiểm nghiệm, thậm chí nghiêm trọng hơn là bị một số thị trường đình chỉ NK.

“Tuần trước, Nafiqad cùng một số đơn vị như Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y đã làm việc với các địa phương cũng như đại diện DN về vấn đề này. Trước tình hình nguy cấp, đặc biệt là hàng thủy sản XK bị trả về nhiều, cần có kế hoạch để cải thiện tồn dư kháng sinh trong thủy sản nói chung và hàng thủy sản XK nói riêng. Nafiqad đang chủ trì, thúc đẩy các giải pháp để tình trạng cảnh báo giảm đi, tránh trường hợp bị các thị trường áp dụng kiểm soát chặt, thậm chí đình chỉ NK”, ông Tiệp nhấn mạnh.

Theo Bộ NN&PTNT, trong 9 tháng đầu năm, có 27 lô hàng thủy sản XK của Việt Nam bị thị trường Nhật Bản cảnh báo nhiễm hóa kháng sinh, tăng 1,28 lần so với cả năm 2014 (21 lô). Số lô hàng bị cảnh báo các chỉ tiêu hóa chất kháng sinh cấm tăng nhiều nhất 3,66 lần. Với thực tế này, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra chặt đối với các chỉ tiêu bị cảnh báo và có thể sẽ áp dụng biện pháp đình chỉ NK nếu tình hình không được cải thiện.

Tương tự, tại thị trường EU, Việt Nam cũng có 27 lô hàng thủy sản XK bị cảnh báo nhiễm hóa chất kháng sinh trong 9 tháng đầu năm, tăng 1,28 lần so với cả năm 2014. Phía EU đã có văn bản gửi Nafiqad nêu rõ 24 DN chế biến thủy sản của Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm, đồng thời cảnh báo nếu tình hình không được cải thiện rõ rệt sẽ áp dụng các biện bổ sung để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng châu Âu.

Với thị trường Mỹ, số lô hàng cá biển, tôm vi phạm chỉ tiêu kháng sinh là 35, tăng 6 lần so với năm 2014.

Australia cũng cho biết sẽ ngừng NK thủy sản Việt Nam nếu tỉ lệ vi phạm dư lượng kháng sinh gia tăng.

Báo Hải Quan, 07/11/2015
Đăng ngày 09/11/2015
Thanh Nguyễn
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 07:52 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 07:52 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 07:52 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:52 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 07:52 27/12/2024
Some text some message..