Hàng trăm tấn tôm hùm xuất sang Trung Quốc mỗi ngày

Từ khi Trung Quốc mở cửa hoạt động xuất khẩu tôm hùm sang thị trường này diễn ra sôi động, mỗi ngày có cả trăm tấn được thu mua tiêu thụ.

Xuất khẩu tôm
Hiện nhiều thương lái đẩy mạnh thu mua tôm hùm phục vụ thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: KS.

Anh Nguyễn Trọng Bình, Giám đốc Công ty TNHH Hải sản Bình Thơm, chuyên thu mua tôm hùm xuất sang thị trường Trung Quốc, ở TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), cho biết, Trung Quốc mở cửa đã giúp việc xuất khẩu nông thủy sản, trong đó có mặt hàng tôm hùm sống sang thị trường này diễn ra sôi động trong 2 ngày nay. Đặc biệt, do gần tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu tăng cao, các doanh nghiệp nhận nhiều đơn đặt hàng từ Trung Quốc, từ đó đẩy mạnh thu mua tôm hùm để cung ứng.

Theo anh Nguyễn Trọng Bình, trước ngày 8/1, khi Trung Quốc chưa mở cửa, việc tiêu thụ tôm hùm diễn ra rất chậm, giá thu mua tại bè chỉ dao động từ 680.000 - 700.000 đồng/kg loại 3 con/kg (tôm xanh). Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, giá tôm thu mua liên tục điều chỉnh tăng và đến sáng 9/1 ở mức 800.000 đồng/kg (loại 3 con/kg). Đối với tôm hùm bông hiện cũng lên 1,2 triệu đồng/kg, tăng khoảng 150.000 đồng/kg so với mấy ngày trước.

Để đáp ứng các đơn hàng từ Trung Quốc, hiện Công ty TNHH Hải sản Bình Thơm đẩy mạnh thu mua tôm hùm cho người nuôi ở khu vực TP. Cam Ranh. Riêng doanh nghiệp này mỗi ngày thu mua xuất đi từ 5-6 tấn. Tuy nhiên, cũng theo anh Nguyễn Trọng Bình, qua nắm bắt tại 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, nơi tập trung chủ lực nuôi tôm hùm, các doanh nghiệp thu mua mỗi ngày xuất đi khoảng 100 tấn.

Kiểm tra chất lượng tôm hùmNhu cầu xuất khẩu tôm hùm tăng cao nhờ việc Trung Quốc mở cửa vào cận tết nguyên đán 2023. Ảnh: KS

“Hiện nay việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, trong đó có tôm hùm rất thuận lợi. Phía Trung Quốc cho hàng hóa thông quan bình thường, không kiểm tra cũng như test Covid-19”, Giám đốc Công ty TNHH Hải sản Bình Thơm chia sẻ.

Ghi nhận tại xã Cam Bình, TP. Cam Ranh được mệnh danh “thủ phủ” nuôi tôm hùm xanh ở tỉnh Khánh Hòa trong 2 ngày nay, thương lái nườm nượp cho ghe qua các đảo Bình Ba, Bình Hưng thu mua tôm hùm.

Theo anh Nguyễn Ngọc Huy, một người nuôi tôm cũng là thương lái thu mua tôm hùm ở xã Cam Bình, cho biết, riêng ở đảo Bình Ba hiện mỗi ngày có từ 6 - 7 ghe thu mua tôm của người nuôi. Trung bình mỗi ghe thu mua khoảng 1,5 tấn tôm thương phẩm.

Thu hoạch tôm hùmNgười nuôi đảo Bình Ba, xã Cam Bình thu hoạch tôm hùm. Ảnh: KS

Tuy nhiên tại đảo Bình Ba, giá tôm thu mua chỉ 780 ngàn đồng/kg, thấp hơn ở vùng gần bờ khoảng 20 ngàn đồng/kg, do tính chi phí vận chuyển. Theo người nuôi tôm hùm ở xã Cam Bình, việc Trung Quốc ‘mở cửa’ trở lại nhập khẩu hàng hóa vào dịp này khiến người nuôi tôm hùm rất phấn khởi, bởi sản phẩm được đẩy mạnh thu mua.

Anh Nguyễn Văn Hậu, một người tôm hùm ở Bình Ba Đông, xã Cam Bình cho biết, với giá thu mua hiện nay rất nhiều người nuôi trên địa bàn xuất bán tôm. Tuy nhiên hiện có người đã bán được, có người chưa do cùng xuất bán đồng loạt. Vì vậy nhiều người phải đợi thương lái sắp xếp lịch ra bè bắt tôm.

Giá tôm hùm tăng caoGiá tôm hùm đã được thương lái thu mua nhích lên hằng ngày. Ảnh: KS

Như gia đình anh Hậu hiện còn 20 lồng tôm hùm phải đợi đến ngày 23-25 âm lịch mới xuất bán. Tuy nhiên anh cho biết thêm, với giá tôm hùm hiện 700.000 - 800.000 đồng/kg, người nuôi thu hoạch sẽ không có lợi nhiều. Bởi năm nay việc đầu tư con giống và thức ăn tăng cao lên đến 60-65 triệu/lồng (mỗi lồng 500 con), chưa kể công bỏ ra chăm sóc. Trong khi tỷ lệ nuôi tôm bị hao hụt cũng khá lớn từ 20-30%.

Liên quan vấn đề này, ông Lâm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình xác nhận và cho biết mấy năm trước, với giá tôm hùm xanh khoảng 780.000 đồng/kg, người nuôi xuất bán sẽ lãi khá. Tuy nhiên năm nay, giá giống tôm xanh thả cao, trung bình từ 47.000 - 55.000 đồng/con, thậm chí lên đến trên 60.000 đồng/con, cộng với giá mồi (thức ăn) cho tôm cũng tăng gấp đôi, dao động từ 80.000 - 140.000 đồng/10kg. Do đó, bà con xuất bán thời điểm này may ra huề vốn hoặc lãi chút ít.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 11/01/2023
Kim Sơ
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Nhìn nhận chặng đường vừa qua của ngành thủy sản trong năm 2023

Hiện nay, ngành thủy sản ở nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, song nếu có những kế hoạch, chiến lược đúng đắn và kịp thời, chúng ta sẽ hóa giải những khó khăn đó và biến chúng thành cơ hội.

Tàu thủy sản
• 12:06 11/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 19:16 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 19:16 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 19:16 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 19:16 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 19:16 23/09/2023