Hậu Giang: Bảo vệ cá lồng, bè mùa mưa bão

Vài năm gần đây, nghề nuôi cá trong lồng, bè trên các nhánh sông lớn của tỉnh Hậu Giang phát triển khá mạnh. Đây là nghề cho thu nhập khá nhưng người nuôi thường chịu nhiều rủi ro về dịch bệnh, đặc biệt vào giai đoạn cao điểm mùa mưa bão.

kiem tra long be
Người nuôi cá ở xã Đông Phú thường xuyên kiểm tra lồng, bè vào giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão.

Cứ vào khoảng tháng 8 hàng năm thì vùng đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu xuất hiện liên tục những cơn mưa lớn kéo dài, làm cho lưu lượng nước từ đầu nguồn sông Mekong ồ ạt đổ về. Điều này góp phần mang lại nguồn thủy sản tự nhiên phong phú cho các tỉnh cuối nguồn, trong đó có Hậu Giang. Bên cạnh những lợi ích lớn là nỗi lo không nhỏ đối với nhiều hộ dân nuôi cá trong lồng, bè trên các nhánh sông lớn của tỉnh.

Đứng bên bè cá, ông Thái Văn Diệu, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, cho biết thường vào tháng 7 hàng năm, người dân ở đây hầu như thu hoạch cá nuôi trong lồng, bè gần hết và chuẩn bị cho vụ thả mới. Song, lúc này sắp bước vào thời điểm “mưa to gió lớn”, cho nên để giảm thiểu rủi ro, ông luôn giặt sạch lưới, tăng cường kiểm tra các cọc cây được đóng cố định để giữ bè cá được an toàn, cũng như sẵn sàng di chuyển bè cá vào bờ khi có nước chảy xiết.

Nhờ vậy mà qua 2 mùa mưa bão gần đây, 4 bè nuôi cá điêu hồng của gia đình ông Diệu vẫn được giữ vững, năng suất khá ổn định, khoảng 6 - 8 tấn cá điêu hồng/bè, kinh tế dần cải thiện. Cũng theo ông Diệu, mỗi lồng, bè có diện tích khoảng 72m2, chia thành 2 - 3 ô nuôi nên gây lực cản nước khá lớn. Trong khi nước ròng, sông Cái Cui, đoạn chảy qua địa bàn xã Đông Phú, giáp với địa phận thành phố Cần Thơ có dòng nước chảy xiết. Vì thế, để thả nuôi đạt hiệu quả và mang tính ổn định lâu dài, người dân thường thiết kế khung lồng, bè kiên cố bằng sắt không rỉ, trên lót ván, dưới dùng thùng phuy nhựa để nâng và dây giữ cố định lồng, bè cho chắc chắn. Đồng thời, còn làm mũi nỏ 2 đầu (vật cản rác thải và lục bình), hạn chế gây ô nhiễm môi trường nước mặt và dịch bệnh xảy ra cho cá.

Đó chỉ là giai đoạn bước đầu trong việc ứng phó với mưa bão của những hộ chuẩn bị thả cá như ông Diệu. Riêng những lồng, bè cá điêu hồng, thát lát, cá lóc chuẩn bị xuất bán, người dân còn che thêm lưới mùng, tăng cường xử lý thuốc để bảo vệ đàn cá. Nuôi cá lồng hơn 2 năm, anh Lê Thanh Tiền, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, chia sẻ: “Nuôi cá điêu hồng theo hình thức này, ngoài lo mưa to, tôi còn ngại thời tiết nắng, mưa xen kẽ thất thường. Bởi cá dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh, bỏ ăn, thậm chí là chết, gây rủi ro cao”.

Theo đa số hộ nuôi cá ở ấp Phú Nhơn, vào cao điểm mùa mưa bão, nước ở sông Cái Cui dâng cao và luôn cuốn trôi các rác thải khó phân hủy như: túi ni-lông, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, tiềm ẩn mầm bệnh lây lan cho cá. Cho nên giờ đây, ngoài việc kiểm tra, gia cố thường xuyên lồng, bè thì anh Tiền tăng cường xử lý thuốc, vôi bột định kỳ, trộn vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.

Với cách làm này, từ trước đến giờ, cá nuôi của anh ít hao hụt, xuất bán với giá khá cao, thu lợi nhuận khá hấp dẫn. Vì vào thời điểm mưa bão, rất ít hộ ở địa phương còn cá xuất bán giống như anh. “Các thương lái vào cân cá ở mức 31.000 - 32.000 đồng/kg. Vì vậy, chỉ cần năm nay, giá thu mua cá điêu hồng và năng suất ổn định như các vụ thả nuôi trước, chắc chắn tôi kiếm lời không dưới 20 triệu đồng/lồng”, anh Tiền chia sẻ thêm.

Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh Nguyễn Thị Thùy Lam thông tin: Khả năng năm nay, mưa bão diễn biến bất thường, người nuôi phải theo dõi chặt chẽ dự báo tình hình thời tiết của cơ quan chức năng để chủ động ứng phó kịp thời. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, gia cố lại lồng, bè cho vững chắc. Khi có mưa to gió lớn phải có biện pháp di chuyển đến nơi an toàn, nhất là chú ý kỹ các hệ thống dây điện, máy chạy oxy. Ngoài ra, thường xuyên liên hệ với cán bộ kỹ thuật thủy sản, khuyến nông địa phương để có những biện pháp xử lý phù hợp khi có sự cố xảy ra. Đối với các hộ nuôi chưa thu hoạch thì chủ động phòng trị bệnh cho lồng, bè cá. Những ngày mưa có thể treo túi muối, vôi ở đầu lồng, bè để khử trùng; giảm lượng thức ăn, trộn khoáng chất, tăng sức đề kháng cho cá nhằm tránh thiệt hại, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

Thông tin từ Chi cục Thủy sản Hậu Giang, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có gần 100 lồng, bè nuôi cá trên sông. Hầu hết đều tập trung ở huyện Châu Thành, với 92 lồng, bè; còn lại ở huyện Phụng Hiệp. Đối tượng thả nuôi chủ yếu là cá thát lát, cá điêu hồng, cá lóc, cá trê. Hiện, người dân đã thu hoạch gần hết, số còn lại chưa đầy 20 lồng, bè.

Báo Hậu Giang, 12/08/2016
Đăng ngày 15/08/2016
Chí Công
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 08:25 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 08:25 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 08:25 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:25 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 08:25 16/06/2025
Some text some message..