Hậu Giang: Quy hoạch 1.000ha nuôi cá tra đến năm 2020

Theo Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá da trơn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 được phê duyệt, đến năm 2015, tổng diện tích quy hoạch nuôi cá da trơn toàn tỉnh là 750ha, trong đó cá tra là 700ha và đến năm 2020, tổng diện tích quy hoạch là 1.090ha, trong đó cá tra là 1.000ha, ước tổng sản lượng 152.700 tấn, trong đó cá tra chiếm hơn 98%. Về giá trị sản xuất đến năm 2020 là 3.810 tỉ đồng và nhu cầu lao động lên đến 6.100 người.

quy hoạch cá tra hậu giang
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Nhơn (thứ 2, bên trái qua) phát biểu tại buổi thẩm định. Ảnh: N.NGUYỄN.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, việc quy hoạch sản xuất là cơ sở cần thiết nhằm tạo động lực cho nghề nuôi cá da trơn của Hậu Giang phát triển một cách toàn diện, tương xứng với tiềm năng vốn có, phù hợp với yêu cầu phát triển ngành thủy sản nói chung trong giai đoạn tới. Đặc biệt là xây dựng kế hoạch phát triển ngành theo hướng hiệu quả - bền vững thông qua giải pháp khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá da trơn theo hướng tập trung và tạo sự gắn kết giữa các thành phần kinh tế theo mối liên kết “4 nhà”. Đồng thời, khuyến khích phát triển các mô hình khép kín từ sản xuất giống, thức ăn đến nuôi trồng và chế biến tiêu thụ nhằm tạo sự chủ động trong sản xuất, đảm bảo chất lượng, ổn định giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá da trơn tỉnh nhà.

Hiện, Chi cục Thủy sản Hậu Giang tiến hành Công bố xong quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá da trơn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 tại các huyện, thị xã trong vùng quy hoạch là Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy.

- Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2012 trên địa bàn là 11.318,81ha, bằng 99,4% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 485,66ha, với các đối tượng: cá tra, cá rô đồng, thát lát, cá lóc, bống tượng và diện tích ương cá giống là 55,62ha. Diện tích nuôi quảng canh cải tiến là 10.833,15ha, tăng 0,1% so với cùng kỳ, trong đó cá ao, mương vườn 5.798,45ha; cá ruộng 5.034,7ha. Tổng sản lượng thu được trong năm đạt 86.108,81 tấn, vượt 24,9% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng nuôi thâm canh, bán thâm canh gần 59.000 tấn; nuôi quảng canh cải tiến hơn 14.000 tấn; nuôi lồng, vèo 3.100 tấn; thủy đặc sản 762,81 tấn; sản lượng khai thác ước đạt 7.850 tấn.

Kế hoạch sản xuất năm 2013, chi cục sẽ tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, giám sát đầu vào vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản như: giống, thức ăn, chế phẩm sinh học cải tạo môi trường ao nuôi,… Hoàn chỉnh các chương trình phát triển thủy sản của tỉnh trong năm 2013 để tạo cơ sở và giải pháp giúp phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Dự kiến, chi cục sẽ lập 2 dự án trình UBND tỉnh phê duyệt: dự án nuôi tôm càng xanh toàn đực luân canh trên ruộng lúa; dự án nuôi cá thát lát thâm canh theo quy trình cho ăn cải tiến và nuôi cá rô đồng theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm…

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 26/01/2013
G.NGUYỄN - H.PHƯỚC
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:11 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:11 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:11 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:11 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:11 25/04/2024