Hiện đại hóa ngành tôm

Ngành tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như: Chi phí sản xuất tăng, cạnh tranh gay gắt, rào cản kỹ thuật… Chính những cản ngại này làm phát sinh nhu cầu cấp bách thay đổi kỹ thuật canh tác, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh và phát triển ngành tôm Việt Nam.

Hiện đại hóa ngành tôm
Hiện đại hóa giúp ngành tôm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Ảnh: Báo Thanh Hóa

Nhiều thách thức

Biến đổi khí hậu, thay đổi giống và mật độ thâm canh làm cho ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh gây chết hàng loạt. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng sử dụng trong ngành nuôi tôm cũng đang gặp khó vì chi phí ngày càng tăng, tác động xấu tới môi trường làm biến đổi khí hậu… đang làm đau đầu cả người nuôi lẫn nhà quản lý. Trong khi đó, thị trường liên tục yêu cầu đáp ứng các chỉ tiêu: Giảm giá thành sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường.

Theo ông Trần Đức Trung, Giám đốc bộ phận công nghệ số, Công ty Cổ phần FPT, người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng yêu cầu cao về việc kiểm soát dư lượng kháng sinh, hóa chất (trong quá trình xử lý nước); thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi; điều kiện thu hoạch vận chuyển và lưu trữ; truy xuất nguồn gốc từ con giống đến sau chế biến đóng gói (SIMP). Trong khi đó, theo một số khảo sát, hiện nay công nghệ tự động hóa được áp dụng khá rộng rãi trong khâu chế biến từ phân loại, hấp, đóng gói, dây chuyền sản xuất… Tuy nhiên, trong khâu nuôi mức độ ứng dụng công nghệ còn rất hạn chế, đặc biệt với quy mô sản xuất nhỏ lẻ của ngành tôm.

Ở khâu tiêu thụ, hiện giá bán tôm thành phẩm ngày càng cạnh tranh tại thị trường trong nước và các quốc gia có thế mạnh nuôi thủy sản như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia… Trong khi giá thành sản xuất trong nước ngày càng tăng do chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công và các loại thuế rào cản của các quốc gia nhập khẩu. “Thực tế này buộc doanh nghiệp và người nuôi phải cập nhật thông tin thị trường, tiết giảm chi phí sản xuất, cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ để áp dụng vào nuôi trồng, chế biến và tạo ra thành phẩm phù hợp hơn với nhu cầu và tiêu chuẩn gắt gao từ các nhà mua hàng”-ông Trịnh Đặng Khánh Toàn, Tổng Giám đốc điều hành T.C Group nhấn mạnh.

Cải tiến, thích ứng

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm tôm. Ông Vũ Đức Trí, Giám Đốc Quản lý doanh nghiệp Tập đoàn Việt Úc, cho biết: “Tập đoàn đã và đang triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm phát triển thương hiệu tôm Việt Nam, góp phần đưa con tôm trở thành một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Điều này thể hiện ở các khía cạnh: Phát triển con giống; hình thành các khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao theo quy trình khép kín; thức ăn và môi trường nuôi. Với quy trình nuôi khép kín, đảm bảo chất lượng từ gốc đã góp phần mang lại giá trị gia tăng thiết thực cho ngành tôm như: Truy xuất nguồn gốc; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; năng suất cao và ổn định; giảm diện tích đất sử dụng, đảm bảo phát triển bền vững; kiểm soát được vùng nuôi và dịch bệnh; giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh”.

Theo ông Ngô Tiến Chương, đại diện Tổ chức GIZ, các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết đã bắt đầu phát huy hiệu lực và việc con tôm phải cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa là không thể tránh khỏi. “Cạnh tranh sẽ tác động rất tiêu cực đối với các doanh nghiệp yếu kém, nhất là các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, cạnh tranh mang lại động lực cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi xác định được vấn đề này, mỗi doanh nghiệp phải lưu ý xây dựng kế hoạch phù hợp với lĩnh vực hoạt động, quy mô, năng lực của mình để đối phó với thách thức”-ông Ngô Tiến Chương nói.

Thực tế cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật trong cách mạng 4.0 trên toàn cầu đang được ứng dụng triệt để vào ngành nuôi tôm tại Việt Nam và mang lại những hiệu quả sản xuất kinh doanh rất rõ rệt. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ tự động hóa, IoT, trí tuệ nhân tạo AI và một số năng lượng thay thế giúp giảm đáng kể giá thành sản xuất tôm và tăng sự phát triển bền vững khi năng lượng truyền thống đang ngày càng khan hiếm.

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 02/08/2019
Mỹ Thanh
Khoa học

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 10:17 02/10/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:49 20/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 10:28 19/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 10:10 18/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 05:34 07/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 05:34 07/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 05:34 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 05:34 07/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 05:34 07/10/2024
Some text some message..