Hiệu quả của một đề án

Qua 4 năm thực hiện Đề án Nâng cao nâng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2009-2012, năng suất, hiệu quả, chất lượng trong sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của huyện Ngọc Hiển được nâng lên rõ rệt.

nuoi tom quang canh cai tien
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến ngày càng phát huy hiệu quả.  Ảnh: Đức Trọng

Là huyện có hệ thống sông ngòi, kinh rạch chằng chịt, hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính sinh học đa dạng cao, nguồn giống thuỷ sản tự nhiên phong phú nên Ngọc Hiển là huyện có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lớn nhất của tỉnh, với 24.221 ha.

Trước đây, người nuôi tôm trên địa bàn huyện chủ yếu sản xuất theo hướng độc canh, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật rất hạn chế.  Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nuôi trồng thuỷ sản ra đời đã mở hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quân tăng khá cao, đạt khoảng 960 kg/ha/năm, tăng 29,5% so với năm 2008; toàn huyện phát triển được 1.231 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến; 6,5 ha nuôi tôm công nghiệp; 4.050 ha nuôi tôm sinh thái, đồng thời  hoàn thành hồ sơ công nhận thêm 6.000 ha nuôi tôm sinh thái.

Ông Nguyễn Văn Khoẻ (ấp Chín Biện, xã Tam Giang Tây) với 7,3 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, chỉ độc canh nuôi tôm truyền thống, sản xuất không hiệu quả. Trước khó khăn đó, ông tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn thí điểm nuôi 0,8 ha quảng canh cải tiến.

Ông Khoẻ cho biết: “Sau 3 tháng 15 ngày, tôm đạt trọng lượng trung bình 20 con/kg, lợi nhuận trên 24 triệu đồng. Nuôi tôm như thế này ít chi phí lại lợi nhuận cao nên tôi sẽ mở rộng diện tích”.

Đề án cũng mở hướng đi mới cho người dân trong việc nuôi tôm công nghiệp, tuyên truyền, vận động những hộ dân có điều kiện nuôi tôm công nghiệp. Đồng thời, huyện cũng thực hiện mô hình để người dân học hỏi phát triển.

Năm 2011, huyện triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp với diện tích 0,5 ha, năng suất chỉ đạt 2,4 tấn/ha. Đầu năm 2012 thực hiện 2 mô hình với diện tích 1,5 ha, năng suất đạt 3,5 ha.

Là người chủ động, mạnh dạn đầu tư nuôi tôm công nghiệp, ông Ngụy Văn Hoá (ấp Chợ Thủ B, xã Tam Giang Tây) chia sẻ: “Đây là hình thức nuôi tôm mới trên địa bàn huyện, theo hình thức khép kín, diện tích nhỏ dễ quản lý, chủ động trong khâu chăm sóc, theo dõi con tôm để có hướng khắc phục kịp thời”. Mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tuy chưa thu hút được người dân nuôi, nhưng đây cũng là một trong những hướng đi mới mà huyện tập trung triển khai thực hiện để nhân rộng.

Nhìn chung, qua 4 năm thực hiện đề án, năng suất, hiệu quả, chất lượng trong sản xuất nuôi trồng thuỷ sản được nâng lên, trình độ kỹ thuật sản xuất được nâng cao, năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quân hằng năm đều tăng, tạo được nhiều mô hình mới để nhân dân học hỏi, áp dụng vào sản xuất.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2013-2015 của đề án, năng suất nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện phải đạt bình quân 1.205 kg/ha/năm. Thực hiện được điều này, công tác tập huấn khuyến ngư phải bảo đảm trên 90% hộ nuôi trồng thuỷ sản nắm vững các quy trình kỹ thuật cơ bản trong quá trình sản xuất.

Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm sinh thái, nuôi cua, sò, nghêu và xây dựng các mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả. Đồng thời, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả cao, xây dựng mô hình kinh tế tập thể để làm tiền đề tạo bước đột phá cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện.

Cà Mau Online
Đăng ngày 13/12/2012
Thanh Thư
Nuôi trồng

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:44 27/09/2024

Tảo độc ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe tôm nuôi?

Tảo độc là một trong những mối lo ngại lớn đối với các ao nuôi tôm. Khi môi trường ao nuôi không được kiểm soát đúng cách, tảo độc có thể phát triển mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Vì vậy, vào lúc thời tiết mưa như hiện nay, hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu về chúng nhé.

Tảo độc
• 09:32 26/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 09:19 29/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:19 29/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:19 29/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 09:19 29/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 09:19 29/09/2024
Some text some message..