Hiệu quả nghề lưới rê trong đánh bắt hải sản xa bờ

Trong tháng qua, tuy các đàn cá nổi với trữ lượng không dày và xuất hiện trong thời gian ngắn (cá cơm, cá nục) nhưng đã có khoảng 90% tàu cá tỉnh ta rời bờ khai thác, đạt sản lượng 8.410,5 tấn hải sản các loại, nâng tổng sản lượng 6 tháng đầu năm lên 50.196,5 tấn, đạt 47,62% kế hoạch năm và vượt 13,02% cùng kỳ năm trước. Các nghề hoạt động hiệu quả có: Pha xúc, lưới vây, lưới rê, câu, mành…; trong đó, đáng chú ý là nghề lưới rê hoạt động ở khu vực từ giàn khoan DK1 đến gần vùng biển giáp ranh Malaysia.

Hiệu quả nghề lưới rê trong đánh bắt hải sản xa bờ
Tàu lưới rê ở Cảng cá Đông Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) chuẩn bị lưới đánh bắt hải sản.

Không phải là nghề mới, nhưng vì sao nghề lưới rê được chú ý? Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước hết cần biết lưới rê được đánh bắt theo nguyên tắc thả lưới chặn ngang đường di chuyển của cá, trên đường đi cá sẽ bị vướng vào mắt lưới và bị giữ lại trong lưới. Với đặc điểm có kích thước thay đổi theo chiều cao của lưới, có thể đánh bắt các đối tượng hải sản phân bố ở các tầng nước khác nhau, nghề lưới rê chia thành 3 loại: rê tầng mặt (rê nổi), rê tầng giữa (tức lưới cản) và rê tầng đáy (lưới quét); trong đó nghề lưới rê đáy là nghề đi xa bờ. Rê nổi và rê tầng giữa chuyên đánh các loài cá tầng mặt có giá trị kinh tế thấp như: chuồn, lồ ồ, nhái, ngừ, thu. Rê tầng đáy đánh bắt cá có giá trị kinh tế cao (loài không di cư) như: hồng, mú, gáy, đổng, tôm, mực nan…. Tỉnh ta hiện có 438 tàu cá hành nghề lưới rê, tập trung chủ yếu ở các phường Đông Hải, Mỹ Đông (Tp. Phan Rang-Tháp Chàm), trong đó có 82 chiếc (từ 20 CV đến dưới 50 CV), 44 chiếc (50 CV đến dưới 90 CV), 97 chiếc (90 CV đến dưới 250 CV), 32 chiếc (250 CV đến dưới 400 CV) và 83 chiếc (từ 400 CV trở lên). Tùy theo tầng lưới đánh bắt, các tàu lưới rê có công suất khác nhau.

Anh Nguyễn Quách Trường Thanh, Trưởng Phòng Khai thác và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Chi cục Thủy sản tỉnh) cho biết: “Phạm vi hoạt động của nghề lưới rê chủ yếu từ đảo Phú Quý (Bình Thuận) đến đảo Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu). Nghề lưới rê di chuyển liên tục, khi đánh bắt xa thường kết hợp đánh cả 3 phần lưới nên có thể khai thác được tất cả các loại cá”. Về kỹ thuật, lưới rê có thể đánh bắt ở độ sâu 500-700 m hoặc cả ngàn mét. Chiều dài của lưới rê phụ thuộc vào quy mô sản xuất, có thể dài từ 3-4 km đến 10 hoặc 15 km. Mỗi chuyến đánh bắt của nghề lưới rê kéo dài khoảng nửa tháng, có lúc từ 20-25 ngày. Để hành nghề, tàu lưới rê trung bình có từ 7 đến 10 lao động với thao tác kéo lưới, xếp lưới, gỡ cá, ngoài ra còn có máy móc, tời kéo lưới nên đỡ phụ thuộc vào bạn. Nếu đánh bắt đạt, tàu lưới rê chở đầy có thể thu được từ mỗi chuyến biển 300-500 triệu đồng. Có những tàu đánh được cá có giá trị kinh tế cao, mỗi chuyến biển chỉ cần đạt sản lượng 2-3 tấn, tổng doanh thu sẽ có thể được 1 tỷ đồng. Nghề lưới rê vốn là nghề được nhà nước hỗ trợ, có chính sách khuyến khích, cho vay ưu đãi nên ngư dân có cơ hội phát triển hoặc thuận lợi hơn khi chuyển từ nghề khác sang.

Nghề lưới rê có thể hoạt động quanh năm, trong đó mùa chính bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 (Âm lịch). Song, đối với lưới rê đáy, vốn là nghề lưới chuyên đánh cá đáy, không ít tàu chọn vụ bấc là vụ chính vì khi biển động khai thác được nhiều mẻ cá đáy hơn và có thể bán được gấp một rưỡi hoặc gấp đôi giá bán của vụ nam. Ngư dân Trần Công Bình ở khu phố 4, phường Đông Hải (Tp. Phan Rang-Tháp Chàm) lý giải: Trong vụ cá bấc, ít tàu thuyền hoạt động, sản lượng không nhiều bằng đương nhiên giá cá luôn cao hơn. Ngoài lợi thế ấy, vụ bấc có đặc điểm là cá đáy xuất hiện nhiều nên nếu cứ ngại sóng gió, bỏ qua sẽ là một sự lãng phí rất đáng tiếc. Điều này thấy rõ qua hoạt động đánh bắt cuối vụ bấc vừa qua (tháng 2, tháng 3), ở phường Mỹ Đông có 2 tàu cá của bà Lê Thị Bé Bông và Lê Thị Phương khai thác bằng lưới rê doanh thu đạt 1 tỷ đồng/chuyến biển. Hiện nay, ở cảng cá Đông Hải không chỉ có tàu lưới rê của ngư dân địa phương mà còn có cả tàu lưới rê các tỉnh bạn. Anh Nguyễn Văn Nhớ, chủ tàu cá 450 CV của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang cập cảng, chia sẻ: Tàu lưới rê công suất lớn chuyên đi khơi đánh bắt, tàu tôi vừa khai thác hải sản từ Trường Sa về đạt sản lượng trên 10 tấn, theo tôi nghề này đánh bắt vụ nam hay vụ bấc đều rất hiệu quả nếu hoạt động trên vùng biển khơi.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong 43 dự án vay vốn tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ở tỉnh ta đã hoàn thành đi vào hoạt động, có 18 tàu hành nghề lưới rê, cụ thể Đông Hải có 6 chiếc, Mỹ Đông có 11 chiếc và Phước Diêm (Thuận Nam) có 1 chiếc. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, trong xu thế giảm dần nghề lưới giã cào nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lưới rê là lựa chọn thích hợp của khá đông ngư dân Đông Hải, Mỹ Đông nói riêng và ngư dân trong tỉnh nói chung. Đặc biệt trong bối cảnh khan hiếm lao động biển, với ưu điểm về thời gian đi biển ngắn, nhu cầu lao động ít, hiệu quả khai thác cao, nghề lưới rê đang chứng minh lợi thế, tiếp tục hướng tới cơ giới hóa nghề cá và giảm hẳn sự phụ thuộc vào bạn.

Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 31/07/2018
Bạch Thương
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 11:39 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 11:39 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 11:39 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:39 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 11:39 25/11/2024
Some text some message..