Hoang mang với Ethoxyquin

Việc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã nâng tần suất kiểm tra lên 30% đối với tôm Việt Nam về dư lượng Ethoxyquin, đồng thời cảnh báo sẽ nâng lên 50%, thậm chí lên 100% nếu phát hiện thêm các lô tôm vi phạm, đang gây mối hoang mang lớn cho các DN xuất khẩu tôm Việt Nam.

Thu hoạch tôm ở Cà Mau

Theo ông Trần Văn Lĩnh, TGĐ Cty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), những ngày qua, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đang có chung tâm trạng hoang mang, lo lắng với Ethoxyquin. Một số doanh nghiệp tôm đã mang một số mẫu thức ăn nuôi tôm sản xuất trong nước đi phân tích, đều thấy sự hiện diện của Ethoxyquin với hàm lượng từ 10-50 ppm. Hàm lượng Ethoxyquin trong thức ăn cho tôm như vậy thì rất khó có thể “kéo” hàm lượng chất này trong tôm xuống dưới mức 0,01 ppm như yêu cầu của Nhật Bản. Bằng chứng là khi mang các mẫu tôm thành phẩm đi xét nghiệm thử ở trong nước, số mẫu vượt được “ải” Ethoxyquin của Nhật Bản là rất ít, đồng nghĩa với việc tôm Việt Nam hiện nay rất dễ “dính” quy định Ethoxyquin nếu xuất khẩu sang Nhật Bản.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cũng cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm hiện đang rất bối rối kể từ sau khi Nhật Bản tăng tần suất kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào nước này. Bởi ngay trong lúc này mà đảm bảo các lô tôm xuất khẩu sang Nhật Bản đều có hàm lượng Ethoxyquin trong tôm không quá 0,01 ppm là  khó vô cùng. Ông Hòe nói: “Một lượng tôm lớn đã được nuôi, một lượng lớn thức ăn thủy sản, bột cá dùng để nuôi tôm đã được sản xuất hay được nhập khẩu về nước ta. Nếu phải đáp ứng ngay lập tức yêu cầu dư lượng Ethoxyquin không vượt quá 0,01 ppm, thì lượng tôm, thức ăn thủy sản và bột cá không nhỏ ấy, phải giải quyết làm sao?”.

Nhưng cái lo lớn nhất đối với các doanh nghiệp là sẽ lại phải tăng thêm khá nhiều chi phí cũng như thời gian cho việc kiểm tra chất này. Theo ông Trần Văn Lĩnh, trong thời gian qua, các chất bị Nhật Bản cảnh báo như Trifluralin hay Enrofloxacin…, đã ngốn của  doanh nghiệp không ít thời gian, tiền bạc. Doanh nghiệp xuất khẩu lớn như Cty Minh Phú, một năm mất không dưới 1 triệu USD cho công việc này. Những doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ hơn, mỗi năm cũng mất vài trăm ngàn USD. Ngay cả các nhà nhập khẩu tôm Nhật Bản, cũng mất thêm kinh phí và thời gian cho công tác kiểm tra ở nước họ. Chẳng hạn, trước đây, khi tôm Việt Nam sang tới Nhật Bản, chỉ sau 10-15 ngày lưu kho là đã ra thị trường, nay phải mất thêm chừng ấy thời gian nữa. Chính vì thế, con tôm Việt Nam đang bị mất đi khá nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản khi bị các nhà nhập khẩu đưa vào danh mục mang tính rủi ro. Và để giảm thiểu rủi ro, các nhà nhập khẩu đã giảm giá mua tôm Việt Nam. Nay phải mất thêm kinh phí và thời gian cho việc kiểm tra Ethoxyquin, doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật Bản lại càng khó khăn hơn.

Điều đáng nói là theo các tài liệu quốc tế, cho đến nay, chưa có bằng chứng cho thấy Ethoxyquin gây hại cho sức khỏe con người. Theo ông Trương Đình Hòe, ngay ở Nhật Bản, trong bột cá dùng để nuôi tôm, hàm lượng Ethoxyquin vẫn được cho phép tới 150 ppm. Ở châu Âu, Mỹ, hàm lượng Ethoxyquin trong thủy sản nhập khẩu cũng ở mức cao hơn rất nhiều so với quy định dưới 0,01 ppm của Nhật Bản. Còn theo ông Trần Văn Lĩnh, trong khi yêu cầu hàm lượng Ethoxyquin với Việt Nam, thì Nhật Bản vẫn chưa áp dụng yêu cầu này với tôm nhập khẩu từ nhiều nước khác. Chính vì thế, ông Lĩnh cho rằng đây là một hàng rào kỹ thuật do phía Nhật Bản dựng lên.

Bởi vậy, ông Trần Văn Lĩnh cho rằng cần có những buổi làm việc giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Nhật Bản về vấn đề này. Theo đó, nếu Nhật Bản kiên quyết áp dụng quy định hàm lượng Ethoxyquin như đang làm với tôm Việt Nam thì cũng phải làm như vậy với tôm các nước khác. Hoặc nếu hàm lượng Ethoxyquin đối với tôm các nước khác cao hơn thì tôm Việt Nam cũng phải được như thế.

Ông Trương Đình Hòe nhấn mạnh: “Bột cá dùng để nuôi tôm có nguồn gốc từ Nhật Bản, cũng được các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu về khá nhiều để phục vụ nuôi tôm trong nước. Vì thế, nếu phía Nhật Bản vẫn kiên quyết giữ hàm lượng Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu không quá 0,01 ppm, thì cũng phải cho doanh nghiệp Việt Nam có thời gian nhất định để giải quyết vấn đề này".

Trước mắt, để tránh được nguy cơ có thêm những lô tôm bị cảnh báo Ethoxyquin ở Nhật Bản, VASEP đã khuyến cáo các doanh nghiệp cần chủ động bổ sung vào chương trình tự kiểm soát của doanh nghiệp đối với chất Ethoxyquin. Đồng thời chủ động cập nhật các thông tin về nguồn lây nhiễm, cách phòng tránh và biện pháp tăng cường kiểm soát từ khâu nguyên liệu đối với chất Ethoxyquin. Tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất Ethoxyquin tại doanh nghiệp trong giai đoạn trước chế biến và truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, các doanh nghiệp có tổ chức nuôi tôm và người nuôi tôm cần chủ động ngưng cho tôm ăn 1 ngày trước khi thu hoạch để không còn dư lượng chất này.

Theo Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm TP HCM (CASE), ngoài tôm, Nhật Bản cũng đã quy định hàm lượng Ethoxyquin trong nhiều nông sản khác với ngưỡng rất thấp: hầu hết trái cây dư lượng tối đa cho phép là 0,05 ppm; các thực phẩm có nguồn gốc động vật là 0,3 ppm; riêng thịt heo được Nhật Bản quy định 0,01 ppm. Hiện nay, CASE đã có thể phân tích hàm lượng Ethoxyquin trong tôm ở mức rất thấp là 0,003 ppm, thấp hơn 3 lần so với ngưỡng của Nhật Bản. Thời gian bình quân để phân tích một mẫu là 4 ngày.
 

nongnghiep.vn
Đăng ngày 08/06/2012
Thanh Sơn
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 11:10 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 11:10 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:10 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 11:10 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 11:10 23/12/2024
Some text some message..