Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của Tổng cục Thủy sản

Ngày 24/12/2013, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của Tổng cục Thủy sản. Tham dự Hội nghị các các lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, các đơn vị trực thuộc Tổng cục, các đại diện các đơn vị Bộ Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các trường và Viện Nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản cùng đông đảo các cơ quan báo chí truyền thông. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám đã chủ trì hội nghị.

hội nghị tổng kết năm 2013

Theo đánh giá tại Hội nghị, năm 2013, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn song ngành thủy sản vẫn được ghi nhận là một năm thắng lợi khi duy trì được tốc độ tăng trưởng và vị trí của các đối tượng chủ lực vẫn được giữ vững trên thị trường thủy sản quốc tế. Việt Nam trở thành nước thứ 3 trên thế giới về sản lượng tôm và lần đầu tiên tôm thẻ chân trắng đã vượt tôm sú về cả sản lượng và giá trị xuất khẩu đem lại giá trị xuất khẩu tôm đạt 2,5 tỷ USD, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Theo số liệu thống kê, tổng sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 6,05 triệu tấn (tăng 2,1% so với năm 2012), trong đó sản lượng khai thác đạt 2,71 triệu tấn (tăng 2,2%), sản lượng nuôi trồng 3,34 triệu tấn (tăng 2,0%), trong đó sản lượng tôm nước lợ ước đạt 548 nghìn tấn (tăng 12,3%), cá tra 1,15 triệu tấn (giảm 7,6%) so với 2012.

Về nuôi tôm nước lợ, năm 2013, để đảm bảo kế hoạch nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản đã chủ động hướng dẫn sớm khung thời vụ thả giống tôm nước lợ từ cuối 2012. Ngay từ đầu năm 2013, Tổng cục Thủy sản đã kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho thủy sản nuôi trước tình hình rét đậm, dài ngày tại các tỉnh phía Bắc, cùng các địa phương nắm nhu cầu con giống để chỉ đạo sản xuất giống đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu giống cho vụ nuôi tôm 2013. Năm 2013, ước diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 666 nghìn ha (tăng 1,6% so với 2012), đạt sản lượng 548 nghìn tấn (tăng 12,3%), trong đó diện tích tôm sú ước đạt 600 nghìn ha với sản lượng 268 nghìn tấn (giảm 2,2% về diện tích và 11,3% về sản lượng, tôm thẻ chân trắng ước đạt 66 nghìn ha với sản lượng 280 nghìn tấn (tăng 57,9% về diện tích và 50,5% về sản lượng).

Về cá tra, năm 2013 phải đối mặt với nhiều thách thức: giá cá tra xuất khẩu trong xu thế giảm liên tục; hai thị trường chính là Mỹ, EU đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn, môi trường khắt khe, tại một số thời điểm sản xuất cá tra đã bộc lộ những mâu thuẫn chưa được giải quyết căn bản. Với các khó khăn đó, năm 2013, diện tích nuôi cá tra đạt 5,2 nghìn ha, với sản lượng 1,15 triệu tấn, giảm 17,5% về diện tích và 7,6% sản lượng so với năm 2012.

Trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, năm 2013, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện nhiều hơn với diễn biến khó lường về cường độ và đường đi, đặc biệt là các cơn bão số 10, 11, 13 (siêu bão Haiyan) với sức gió rất mạnh. Chi phí đầu vào như giá xăng dầu, vật tư, nhiên liệu tăng cao gây khó khăn cho ngư dân trong sản xuất, khai thác hải sản trên biển. Mặc dù vậy, hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn đạt được những kết quả khả quan. Tính đến tháng 11/2013, cả nước có hơn 117.000 tàu cá, trong đó 116.000 chiếc đã đăng ký (chiếm 99%), số tàu cá đã đăng kiểm trên 58.000 chiếc (chiếm 95%). Trong 3 năm qua, số lượng tàu cá cả nước đã giảm khoảng 12.000 chiếc (chiếm 9,2%) so với 2009, chủ yếu là tàu cá nhỏ lắp máy dưới 30CV, khai thác ven bờ kém hiệu quả, đã cũ, nát. Số tàu lắp máy lớn hơn 90CV đã tăng mạnh từ hơn 19.000 chiếc năm 2009 lên 27.000 chiếc (tăng 42%) do ngư dân chủ động đầu tư sản xuất theo hướng vươn khơi hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, mặt khác do chính các chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển đã phát huy tác dụng.

Bên cạnh đó, lĩnh vực hợp tác quốc tế đã được triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ trên cả phương diện hợp tác đa phương và song phương. Công tác xúc tiến thương mại đã được triển khai, góp phần duy trì trao đổi thông tin về sản xuất, thương mại giữa Việt Nam và EU, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm thủy sản. Trong lĩnh vực kiểm ngư đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động nghề cá trên biển theo Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn nhưng ngành thủy sản đã vượt qua và hoàn thành các nhiệm vụ với kết quả tốt. Các đơn vị đã nỗ lực bám sát thực tiễn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, chức năng quản lý dịch vụ công đã được làm tốt.. Tuy nhiên, chất lượng tham mưu và xử lý các văn bản còn nhiều hạn chế, việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành còn thiếu, quản lý chất lượng vật tư đầu vào chưa tốt. Thứ trưởng nhận định, năm 2014, tình hình thị trường, dịch bệnh, thiên tai vẫn tiếp tục tác động đến ngành thủy sản, do đó cần tiếp tục được dự báo và có giải pháp hữu hiệu để đối phó. Mặc dù vậy, bên cạnh khó khăn vẫn có cơ hội về thương mại thủy sản với các rào cản được đấu tranh và xóa bỏ, tận dụng các chính sách của nhà nước, đặc biệt là các chính sách về tái cơ cấu ngành thủy sản. Đó là những tác động thuận chiều mà ngành thủy sản có thể tranh thủ để vượt qua khó khăn và phát triển.

Để thực hiện nhiệm vụ năm 2014, Thứ trưởng đã chỉ đạo các đơn vị tập trung vào triển khai kế hoạch chỉ đạo điều hành của Bộ, trong đó có triển khai đề án tái cơ cấu ngành thủy sản, các nội dung trong chiến lược phát triển thủy sản, quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt.Phối hợp tổ chức festival thủy sản tại Phú Yên. Đồng thời bám sát thị trường, thực tiễn, nắm bắt các vấn đề xảy ra để kịp thời xử lý. Đối với lĩnh vực Khai thác, tiếp tục triển khai quyết định 375 về tổ chức lại khai thác trên biển, các chính sách khuyến khích ngư dân hoạt động trên biển, chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tiếp tục rà soát bổ sung các chính sách cho ngư dân. Đối với nuôi trồng, tập trung làm tốt chỉ đạo mùa vụ nuôi tôm, cá tra. Đồng thời kiểm soát tốt chất lượng vật tư đầu vào, đặc biệt là con giống, sớm chủ động sản xuất được giống tôm nước lợ. Lĩnh vực hợp tác quốc tế cần nâng tầm các thỏa thuận lên hiệp định, đưa tàu cá của ngư dân và doanh nghiệp đi khai thác ở vùng biển các nước trong khu vực. Kiện toàn tổ chức thanh tra chuyên ngành, làm tốt công tác xử lý thanh tra trên biển, chuẩn bị nội dung cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủy sản, sớm hoàn thiện dự thảo nghị định cá tra trình Chính phủ phê duyệt.

Năm 2014 và những năm tiếp theo, ngành thủy sản tiếp tục tổ chức triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ theo định hướng, mục tiêu, nội dung của Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững để tạo sự chuyển biến ổn định vững chắc cho phát triển thủy sản.

Tổng cục thủy sản, 25/12/2013
Đăng ngày 29/12/2013
Thu Hiền
Nuôi trồng

Tác động của nguồn nước đầu vào lên sức khỏe thủy sản

Nguồn nước đầu vào đóng vai trò then chốt trong việc duy trì môi trường sống lý tưởng cho thủy sản. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, nước đầu vào không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp oxy mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng, và sự bùn lắng trong ao nuôi. Nếu nguồn nước đầu vào bị nhiễm bẩn hoặc không được xử lý kỹ lượng, nó có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Ao nuôi
• 10:18 30/12/2024

Kiểm tra gì khi tôm rớt đáy liên tục

Ở ao nuôi tôm, hiện tượng tôm rớt đáy liên tục là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng trong ao nuôi. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, người nuôi có thể đối mặt với thiệt hại lớn. Vậy cần phải kiểm tra gì khi tôm bị rớt đáy liên tục và đưa ra giải pháp kịp thời để khắc phục.

Tôm rớt đáy
• 09:39 30/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Tác động của nguồn nước đầu vào lên sức khỏe thủy sản

Nguồn nước đầu vào đóng vai trò then chốt trong việc duy trì môi trường sống lý tưởng cho thủy sản. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, nước đầu vào không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp oxy mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng, và sự bùn lắng trong ao nuôi. Nếu nguồn nước đầu vào bị nhiễm bẩn hoặc không được xử lý kỹ lượng, nó có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Ao nuôi
• 15:35 30/12/2024

Cá mó - Một chiến binh làm sạch rạn san hô cần được bảo vệ

Những chú cá mó không chỉ mang vẻ đẹp sặc sỡ điểm tô sắc màu đại dương mà còn là những chiến binh làm sạch rạn san hô đang cần sự chung tay của tất cả chúng ta bảo vệ.

Cá mó
• 15:35 30/12/2024

Cá đông lạnh và cá tươi sống: nên chọn loại nào tốt hơn?

Giữa muôn vàn lựa chọn thực phẩm, việc quyết định mua cá đông lạnh hay cá tươi sống luôn là mối băn khoăn của nhiều người tiêu dùng. Bởi lẽ, mỗi loại sản phẩm đều có những ưu nhược điểm riêng về chất lượng, chi phí, và sự tiện lợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến túi tiền và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Cá đông lạnh
• 15:35 30/12/2024

Thu mua tôm nhiều hơn để làm khô phục vụ Tết nguyên đán 2025

Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, và như mọi năm, đây là dịp để các gia đình, doanh nghiệp, và cá nhân chuẩn bị những món quà đặc biệt cho người thân, bạn bè và đối tác.

Tôm khô
• 15:35 30/12/2024

Kiểm tra gì khi tôm rớt đáy liên tục

Ở ao nuôi tôm, hiện tượng tôm rớt đáy liên tục là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng trong ao nuôi. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, người nuôi có thể đối mặt với thiệt hại lớn. Vậy cần phải kiểm tra gì khi tôm bị rớt đáy liên tục và đưa ra giải pháp kịp thời để khắc phục.

Tôm rớt đáy
• 15:35 30/12/2024
Some text some message..