Hóng chờ lộc trời

Những ngư dân ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn đang hóng chờ đợt cá pho cuối cùng từ biển vào sông. Điều ngạc nhiên là chẳng ai thích cá lớn mà chỉ trông chờ loại cá be bé bằng đầu que tăm. Trên thị trường, cá tí hon này có giá đến 3 - 5 triệu đồng/kg. Đây được xem như một thứ lộc trời cho những ngư dân vùng đầu biển cuối sông này.

Hóng chờ lộc trời
Cá dìa nhỏ như đầu đũa, nhưng có giá 5 triệu đồng/kg.Ảnh: L.V.C

Buổi sáng tinh sương, trên con đường xóm chài Duy Hải (huyện Duy Xuyên) chạy men theo bờ sông Thu Bồn tới gần cửa biển thấp thoáng bóng các ngư dân đang dí mắt sát những bát nước, tấm lưới để tìm vật gì đó rất nhỏ, giống như ngư dân bắt tôm hùm con, có nơi gọi là tôm nhí. Gọi là tôm nhí, vì con tôm hùm này chỉ bằng một giọt nước trong veo, khi bắt thì phải tóm râu và giơ lên soi dưới luồng sáng để phân biệt loại tôm xanh hay tôm lửa. Còn ngư dân bắt loại cá con này thì múc cá trong chiếc bát rồi săm soi với vẻ ưng ý, kèm theo nụ cười.

Loại cá be bé mà các ngư dân đang chài lưới đánh bắt ở cuối sông Thu Bồn, đó là cá dìa, khi cá còn nhỏ như que tăm thì được ngư dân địa phương gọi là cá pho. Thỉnh thoảng cá pho xuất hiện trên sông Thu Bồn vào ban đêm. Những ngư dân tinh mắt và quen đánh bắt cá pho thì mới biết là có cá vào lưới. Vì con cá này nhìn không khác gì cá lòng tong và nhiều loại cá con khác. Một lão ngư cười cho biết: “Cái tên cá pho nghe hắn không hay lắm, chừ gọi là cá vàng, cá tiền thì hợp hơn”.


Vợ ngư dân Lê Văn Thành kéo lồng bắt cá dìa con vào bờ.

Ngư dân Lê Văn Thành có một túp lều nhỏ nằm sát cạnh bờ sông. Ông Thành là cựu chiến binh, cuối đời sống thả hồn với sông nước. Túp lều của ông chỉ vừa một người ngồi, bên trong có chiếc máy quấn tời được điều khiển tốc độ bằng tay ga, hộp số hẳn hoi. Cứ 3 tiếng đồng hồ là ông Thành bật máy cất vó để bà Tư chèo thuyền ra ngó vô lưới và xúc cá. Nhưng do quen với nghề đánh ca pho, nên bà không màng tìm cá lớn trong lưới, mà luôn săm soi xem có cá li ti quẫy dưới đáy lưới hay không. Chỉ cần nhìn thấy con cá thì bà lập tức báo tin cho chồng biết “có cá pho rồi ông ơi, chừ hắn vô ít ít, không chừng mẻ sau nhiều hơn đó”.

Mới nghe qua giá cá lên đến 5 triệu/kg, tôi không tin vào tai mình và hỏi lại lần nữa. Vì hiện nay, cá biển có một loại rất đắt là cá mặt quỷ được bán với giá 500 ngàn đồng/kg, còn giá tại nhà hàng đôi khi lên tới 3,5 triệu đồng. Loại cá này phải lặn xuống rạn san hô ở các đảo xa bờ mới bắt được với số lượng rất ít. Vậy nếu so ra thì loại cá mặt quỷ quý hiếm hơn những chú cá lòng tong trên sông Thu Bồn. Vậy nhưng cá nhỏ li ti như đầu tăm kia lại vượt mặt về giá so với cá mặt quỷ.

Tìm hiểu nguồn cơn của loại cá có giá trên trời kia thì được biết, cá pho là cá dìa con. Ngành thủy sản thống kê, cá dìa phân bố nhiều nhất ở một số vùng biển Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Nam. Hiện nay có trang trại cung cấp giống cá dìa cho bà con nông dân với giá 1.000 đồng/con. Những người dân chài trên sông Thu Bồn ước tính, mỗi ký cá lên đến vài ngàn con. Nếu như vậy, cá con đến được tay người nông dân nuôi trồng thì đã đội giá lên gấp nhiều lần, nên giá 5 triệu đồng/kg không phải là chuyện lớn. Và tất nhiên, để đánh bắt được một ký cá dìa con cũng không phải là chuyện dễ dàng gì đối với ngư dân.

Hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Bình đã có nhiều mô hình nuôi cá dìa độc canh trong ao đất, tỷ lệ sống hơn 85%, sản lượng trung bình 160g/con, giá bán cá thịt trên thị trường là 200 ngàn đồng/con. Có nông dân sau 5 tháng nuôi 5.000 con cá dìa đã thu về được hơn 140 triệu đồng. Những ao nuôi tôm thất bại thì được nông dân biến thành ao nuôi cá dìa rất thành công, vì loại cá này thường ăn rong, tảo, mùn bã hữu cơ. Quảng Nam có nguồn giống cá dìa con nhưng không triển khai nuôi tại chỗ là điều đáng tiếc.

Lão ngư dân Lê Văn Thành cười khà khà khi nghe tôi xuýt xoa chuyện cá be bé sao lại đắt hơn cá lớn và thu nhập cỡ này tại sao không cất nhà lầu, xe hơi? Ông Thành cho biết: “Hắn mà về hoài thì mình giàu to, nhưng hắn chỉ thỉnh thoảng. Cuối tháng 5 âm lịch một đợt, tới cuối tháng 6 âm lịch hắn lại về. Hắn về 3 bữa cái đi mất và bữa ni là bữa cuối cùng”.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 24/07/2018
Lê Văn Chương
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 7/2024 tăng 574 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 7 năm 2024 ước đạt 26.226,7 tấn, tăng 2,2% (tăng 574 tấn) so cùng kỳ. Tính tổng cộng 7 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 172.723,1 tấn, tăng 2,9% (tăng 4.786,4 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 09:48 12/08/2024

Áp dụng chế tài khi ngư dân khai thác thủy sản trái phép từ 1/8/2024

Từ ngày 1/8/2024, một số hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản trước đây chỉ bị xử phạt hành chính sẽ bị xử lý hình sự theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP. Điều này nhằm tăng cường sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm và thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC).

Tàu cá Việt Nam
• 10:40 23/07/2024

Từ ngày 01.8.2024 xử lý nghiêm hoạt động khai thác thủy sản trái phép

Trong các lần thanh tra, EC đều khẳng định điều kiện tiên quyết để Việt Nam gỡ được “Thẻ vàng” là chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Để ngăn chặn triệt để tình trạng này, từ ngày 1/8 sẽ xét xử nghiêm các hoạt động khai thác thủy sản trái phép, đặc biệt vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài.

Tàu
• 10:34 22/07/2024

Triển khai các giải pháp mạnh đối với nhóm tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài

Sau hơn 06 năm thực thi Luật Thủy sản năm 2017 và triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục tình trạng khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp quyết liệt về chống khai thác IUU và đã đạt được những kết quả tích cực.

Tàu cá
• 10:23 20/07/2024

Khám phá Phú Yên: Thưởng thức đặc sản vùng biển có 1-0-2

Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp mà còn sở hữu tiềm năng kinh tế biển dồi dào cùng nền ẩm thực độc đáo. Hãy cùng theo chân bé Tép khám phá những nét đặc trưng làm nên sức hấp dẫn của vùng đất này nhé!

Phú Yên
• 07:05 01/09/2024

Bệnh vẩy cá trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài nuôi trồng thủy sản quan trọng về mặt thương mại, có giá trị kinh tế đáng kể trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Loài này được nông dân ưa chuộng do tốc độ tăng trưởng nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện nuôi khác nhau.

Cá chẽm
• 07:05 01/09/2024

Nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp cá của thế giới

Trong công bố mới nhất của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc). Lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp trên thế giới. Đây được xem là tín hiệu vui, dự báo nuôi trồng có thể đáp ứng nhu cầu thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi cá
• 07:05 01/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 07:05 01/09/2024

Một số doanh nghiệp hải sản Alaska đứng trước bờ vực phá sản

Những năm gần đây, ngành hải sản Alaska, một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của bang này, đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Không chỉ là những khó khăn từ tự nhiên, như biến đổi khí hậu và nguồn lợi hải sản suy giảm, mà còn là tác động nghiêm trọng từ xung đột địa chính trị toàn cầu.

Hải sản
• 07:05 01/09/2024
Some text some message..