Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
Việt Nam có ngành chế biến thuỷ hải sản phát triển với nhiều nhà máy gia công chất lượng cao

Việt Nam có ngành chế biến thuỷ hải sản phát triển với nhiều nhà máy gia công chất lượng cao là nơi đang được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chọn để hợp tác gia công sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ, các nước ASEAN...

Đây là thông tin được Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) cho biết tại Sự kiện kết nối kinh doanh lĩnh vực thuỷ hải sản Nhật Bản tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) phối hợp cùng Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức chiều ngày 14/3.

Ông Toru Yoshimatsu, đại diện MAF thông tin, năm 2023 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thực phẩm Nhật Bản đạt xấp xỉ 1.454 tỷ yên. Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này lên 2.000 tỷ yên vào năm 2025 và đạt mốc 5.000 tỷ yen vào năm 2030. Trong số các sản phẩm thuỷ, hải sản, sò điệp, cá cam và cá tráp đỏ là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản hiện đang triển khai các hoạt động nhằm quảng bá sự hấp dẫn của thủy, hải sản Nhật Bản ở trong và ngoài nước, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Chia sẻ về việc chọn Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản, ông Toru Yoshimatsu cho biết Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản với nhiều nhà máy có công suất lớn, đạt các tiêu chuẩn để xuất khẩu đi hầu hết thị trường trên thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Ông Toru Yoshimatsu cũng cho biết “Nhật Bản có những đặc thù địa lý để chuyên canh nuôi trồng thủy hải sản đặc sản, điển hình như sò điệp, cá tráp đỏ, cá cam... với trữ lượng lớn và nguồn cung cấp ổn định, liên tục. Nhật bản cũng làm chủ công nghệ về đánh bắt, sơ chế, cấp đông để đảm bảo độ tươi ngon tuyệt đối của thực phẩm khi được vận chuyển trong điều kiện phù hợp, đảm bảo vệ sinh thực phẩm đến các quốc gia như Việt Nam.

Ngoài ra, về phía Việt Nam, triển vọng xa hơn với trữ lượng lớn, khả năng cung cấp ổn định, cộng hưởng cùng tài năng gia công chế biến và điều kiện phân phối xuất khẩu của Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia công, nhập khẩu thủy hải sản Nhật Bản và phân phối đi khắp thế giới, qua đó mang lại giá trị tốt đẹp, hiệu quả cho cả hai bên", ông Toru Yoshimatsu Toru cho biết thêm.

Tôm chế biếnViệt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Nhật Bản

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Nhật Bản. Được biết, trong quan hệ đối tác thương mại xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam - Nhật Bản, năm 2023, theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nhật Bản, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng giảm nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản so với năm 2022, trừ Hoa Kỳ, Indonesia và Hàn Quốc.

Theo đó, mặc dù Việt Nam giữ vững vị trí là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Nhật Bản, nhưng là thị trường có mức giảm về lượng lớn thứ 2 sau Nga, giảm 13,2% so với năm 2022, đạt 132 nghìn tấn. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 7,8% năm 2022 xuống còn 7,1% trong năm 2023.

Thẻ vàng IUU tiếp tục là thách thức đối với xuất khẩu hải sản, nếu không tháo gỡ được trong năm 2024 sẽ khiến xuất khẩu sang EU đình trệ vì thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác còn bất cập vì các yếu tố nguồn lực, nhân lực và cơ sở hạ tầng không đáp ứng. Những ngành hàng như cá ngừ, mực, bạch tuộc và cá biển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể sẽ tăng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và tăng gia công cho các thị trường Nhật Bản.

Vasep dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần và khả quan hơn vào nửa cuối năm 2024. Với sự thích nghi, điều chỉnh bối cảnh thị trường của các doanh nghiệp sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản hồi phục trở lại mức 9,5-10 tỷ USD năm 2024; trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng hải sản dự báo thu về khoảng 3,6-3,8 tỷ USD.

Trong sự kiện giới thiệu thuỷ sản, đặc biệt là sò điệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam là một trong những hoạt động quảng bá sự hấp dẫn của thuỷ, hải sản Nhật Bản; đây chính là nền tảng hướng tới đối tượng là các nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ, đầu bếp và các doanh nghiệp liên quan trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam, từ đó, đẩy mạnh hoạt động trao đổi thương mại thuỷ hải sản và hợp tác phát triển chuỗi cung ứng giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đặc biệt là hướng đến mong muốn đẩy mạnh hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản giữa các doanh nghiệp của hai nước. 

Đăng ngày 21/03/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Kinh tế

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 00:57 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 00:57 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 00:57 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 00:57 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 00:57 22/11/2024
Some text some message..