HTX Nuôi trồng thủy sản Vân Hải (Vân Đồn): Hướng đến sản phẩm sạch

Thành lập vào năm 2001, đến nay, HTX Nuôi trồng thuỷ sản Vân Hải (huyện Vân Đồn) đang khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Trung bình mỗi năm, HTX tiêu thụ ra thị trường hàng chục tấn thuỷ sản. HTX đang hướng đến khu nuôi trồng tập trung, chuyên cung cấp ra thị trường những sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng...

lồng cá giò
Mô hình nuôi cá giò của gia đình ông Nguyễn Văn Thìn, Chủ nhiệm HTX Nuôi trồng thủy sản Vân Hải.

Trong cái nắng như đổ lửa những ngày giữa tháng 6, chúng tôi đến thăm mô hình của HTX Nuôi trồng thủy sản Vân Hải tại khu vực tây nam Đồng Bìa (thuộc thị trấn Cái Rồng). Nhìn từ xa, khu vực nuôi trồng tập trung của HTX giống như xóm làng chài thu nhỏ nổi giữa biển khơi với hàng trăm ô lồng bè.

Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thìn, Chủ nhiệm HTX Nuôi trồng thủy sản Vân Hải, cho biết: Sau hơn 15 năm thành lập từ 14 xã viên ban đầu đến nay, HTX đã phát triển lên 21 xã viên. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 14ha, trong đó tập trung chủ yếu nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như: Cá song, cá giò, hàu, ngao... 3 năm gần đây, khu nuôi trồng thủy sản tập trung của HTX không bị dịch bệnh, nhiều xã viên thắng lớn, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng ổn định. Năm 2015, sản lượng thuỷ sản của HTX đạt gần 80 tấn (tăng hơn 10 tấn so với năm 2014). Hướng tới sản phẩm đầu ra của HTX phải đảm bảo được tiêu chuẩn hải sản sạch, HTX đang tập trung kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập giống đến các quy trình chăm sóc, nuôi trồng con giống hải sản sạch mầm bệnh. Bên cạnh đó, bà con xã viên còn được hướng dẫn kiểm tra thường xuyên việc ghi chép nhật ký sản xuất, các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, nhận định tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng chống. Qua đó, giúp con giống phát triển khoẻ mạnh, sản phẩm bán ra thị trường được các thương lái chọn và đánh giá cao.

Còn nhớ vào năm 2012, huyện Vân Đồn xảy ra dịch bệnh tu hài khiến hàng trăm hộ nuôi trắng tay và lâm cảnh nợ nần chồng chất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tu hài chết hàng loạt chủ yếu do con giống nhập tràn lan từ Trung Quốc chưa được kiểm dịch và một phần do nguồn nước tại các khu vực nuôi bị ô nhiễm. Riêng trong năm đó, HTX Nuôi trồng thủy sản Vân Hải có 7 hộ nuôi thiệt hại gần 10.000 lồng. Ngay sau đó, địa phương đã khuyến cáo nông dân và các doanh nghiệp tạm thời dừng nuôi tu hài trong thời gian 2 năm... Thực tế rút kinh nghiệm sau bài học đó, bà con xã viên trong HTX Nuôi trồng thủy sản Vân Hải đã mạnh dạn, chủ động chuyển đổi giống nuôi và tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh. Đối với những lồng nuôi tu hài bị chết sau khi được khử trùng vệ sinh sạch sẽ bà con xã viên đã chuyển sang nuôi con ngao hai cùi (theo cách gọi của địa phương). Nhờ chăm sóc và phòng bệnh tốt nên 3 năm gần đây con ngao hai cùi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp tăng thu nhập cho nhiều hộ nuôi trong HTX.

Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Đông Xá một trong những hộ có diện tích nuôi ngao, cá lồng bè nhiều nhất tại HTX Nuôi trồng thủy sản Vân Hải chia sẻ: Sau vụ tu hài chết, chúng tôi rút ra kinh nghiệm về tầm quan trọng của việc chọn giống quyết định đến hiệu quả kinh tế nên các hộ rất chủ động tìm mua các loại giống tốt tại các cơ sở sản xuất uy tín, được chứng nhận đã kiểm dịch. Trong quá trình nuôi phải tuân thủ đúng quy trình và kỹ thuật của từng loại. Đặc biệt, phải chú ý đến thời điểm giao mùa, con cá, ngao hay bị bệnh nên phải bổ sung nguồn thức ăn cho chúng. Thức ăn phải đảm bảo tươi, bảo quản tốt và không quá hạn sử dụng... Điều quan trọng nhất là nguồn nước, cần đảm bảo sạch sẽ, tránh bị ô nhiễm.

Ông Hà Văn Ninh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vân Đồn đánh giá: Mô hình nuôi trồng thuỷ sản của HTX Nuôi trồng thủy sản Vân Hải là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cần được nhân rộng ra tại địa phương. Để phát huy hiệu quả, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn cho các hộ dân chuyển giao công nghệ, các mô hình trình diễn, xây dựng HTX trên cơ sở liên kết giữa các nông hộ với đơn vị thu mua và phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, muốn hướng đến vùng nuôi trồng sản phẩm sạch, thiết nghĩ HTX cần sớm đăng ký thương hiệu, nhãn mác, bao bì các sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, hướng ra nhiều thị trường lớn.

Báo Quảng Ninh, 20/06/2016
Đăng ngày 22/06/2016
Phạm Tăng
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 17:01 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 17:01 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 17:01 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 17:01 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 17:01 18/10/2024
Some text some message..