Hùng Vương - Agifish: Ai cứu ai?

Từ vị trí là một ngôi sao trong ngành thủy sản, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish) bỗng dưng làm ăn sa sút rồi rơi vào tay của Công ty Thủy sản Hùng Vương. Sau hơn 3 năm về với Hùng Vương, Agifish bây giờ ra sao?

Agifish
Agifish đã khởi sắc sau khi về với Hùng Vương. Ảnh: Trần Tiến Dũng

Hãy quay trở lại thời kỳ hoàng kim của Agifish. Năm 2007, Agifish thuộc hàng công ty có sản lượng xuất khẩu cá tra lớn nhất sang thị trường châu Âu và Mỹ. Giá cổ phiếu của Agifish có lúc tăng lên đến 155.000 đồng/cổ phiếu (3.2007). Tuy nhiên, chỉ hơn 1 năm sau, Agifish đã bắt đầu làm ăn thua lỗ. Nguyên nhân chính cũng chỉ vì Công ty có quá nhiều tiền.

Sau khi phát hành cổ phiếu vào năm 2007, Agifish đã thu về hơn 385 tỉ đồng. Thay vì dùng số tiền này đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, Công ty lại đem đi đầu tư tài chính, góp vốn vào các công ty liên doanh liên kết và bị thua lỗ.

Giá cổ phiếu của Agifish bắt đầu chuỗi ngày lao dốc, có lúc chỉ còn 25.000 đồng/cổ phiếu (8.2008). Khi nhiều nhà đầu tư lớn bán ra cổ phiếu Agifish, Hùng Vương đã chớp cơ hội mua vào. Chỉ sau 3 tháng, Hùng Vương đã nắm giữ 19% vốn của Agifish. Đến tháng 3.2010, Hùng Vương đã nâng tỉ lệ nắm giữ lên 51% và nắm quyền chi phối hoạt động của công ty này.

Sau khi Agifish về với Hùng Vương, nền kinh tế cũng đi vào giai đoạn suy giảm. Ngành thủy sản gặp khó và lúc đó, Agifish đã xác định cần phải thay đổi chiến lược.

Ông Nguyễn Văn Ký, Tổng Giám đốc Agifish, cho biết Công ty đã rút khỏi các dự án đầu tư trái ngành, đặc biệt là bất động sản, đồng thời cắt giảm mạnh chi phí. Chẳng hạn, Công ty đã điều chỉnh khâu đóng gói bao bì, nhờ đó giảm được 20-30% chi phí đóng gói so với trước đó. Các kho lạnh không dùng đến cũng đều được cắt giảm tối đa.

Năm 2011, Agifish đã bán tòa nhà 38-40 Thái Bình (TP.HCM), thu về 42 tỉ đồng. Số tiền này được Agifish gửi vào ngân hàng để lấy lãi. “Với cách làm này, chúng tôi vừa có thể tiết kiệm chi phí duy trì tòa nhà, vừa có tiền để làm ăn”, ông Ký nói.

Cũng trong năm đó, nhiều doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn vì phải mua cá nguyên liệu với giá quá cao và bị thiếu hụt nguyên liệu. Nhưng Agifish lại không rơi vào tình cảnh này nhờ trước đó đã lên kế hoạch ưu tiên mua cá từ bên ngoài với giá rẻ để sản xuất, còn cá nuôi của Công ty thì được để dành sản xuất trong thời điểm giá cá tăng.

Sang năm 2012, khi nguyên liệu cá trở nên khan hiếm, Agifish lại được công ty mẹ Hùng Vương hỗ trợ. Theo đó, Hùng Vương đã bán cá nguyên liệu cho Agifish với giá rẻ hơn 2.000 đồng/kg so với giá thị trường.

Đổi lại, nhờ Agifish, đầu năm nay, Hùng Vương vẫn đưa được cá tra vào thị trường Mỹ. Ngay từ cuối năm 2012, đoán biết trước Mỹ có thể sẽ áp mức thuế chống bán giá mới đối với doanh nghiệp Việt Nam, Agifish đã chấp nhận bỏ ra một số tiền khá lớn để làm “phí thương lượng” với Bộ Thương mại Mỹ. Kết quả là đầu năm 2013, Agifish đã nằm ngoài danh sách bị đánh thuế. Trong khi đó, Hùng Vương và nhiều công ty khác bị áp mức thuế suất cao.

Chính vì vậy, đơn hàng từ Mỹ về tới tấp đến nỗi Agifish sản xuất không kịp. Lúc này, Hùng Vương đã chủ động gom cá nguyên liệu và đặt mua cá bán cho Agifish. “Chỉ trong tháng 3.2013, Công ty đã ký đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ lên đến 10.000 tấn cá, trị giá khoảng 36 triệu USD”, ông Ký cho biết.

Những nỗ lực trên đã giúp hoạt động kinh doanh của Agifish khởi sắc với doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua từng năm. Năm 2011, Agifish được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) chứng nhận là doanh nghiệp nằm trong top 3 về xuất khẩu cá tra. Ông Ký cho biết Công ty vượt cạn thành công cũng là nhờ trong lúc khó khăn, đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ công ty mẹ Hùng Vương.

Mục tiêu sắp tới của Agifish là mở rộng quy mô đầu tư vùng nuôi cá tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp. Để có vốn cho kế hoạch này, ông Ký cho biết Agifish sẽ phát hành thêm cổ phiếu trong năm nay, dự kiến thu về 150 tỉ đồng.

Tính đến hết tháng 6.2013, lợi nhuận của Agifish đã đạt 25 tỉ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tiêu Agifish đã đặt ra cho cả năm sẽ là 3.000 tỉ đồng doanh thu và 120 tỉ đồng lợi nhuận. 

Theo Nhịp cầu đầu tư
Đăng ngày 16/09/2013
Doanh nghiệp

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 14:00 11/10/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 11:20 13/09/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 09:37 07/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 09:37 07/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:37 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:37 07/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 09:37 07/11/2024
Some text some message..