Hưng Yên: Giá thủy sản tăng, người nuôi phấn khởi

Bên cạnh cá thương phẩm, thời điểm này, giá cá giống tại Hưng Yên cũng tăng từ 30 – 40% so với thời điểm năm 2018, thị trường tiêu thụ rất ổn định.

Hưng Yên: Giá thủy sản tăng, người nuôi phấn khởi
Nuôi cá vàng sinh sản cho thu nhập khá cao

Là một địa phương có địa hình thấp, nhiều ao hồ… nên việc nuôi trồng thủy sản đã trở thành nghề gắn bó với nông dân huyện Ân Thi từ nhiều năm nay. Toàn huyện hiện có 760ha diện tích mặt ao nuôi thả cá, tập trung chủ yếu tại các xã như Hạ Lễ, Đa Lộc và thị trấn Ân Thi. So với năm 2018, giá bán cá thương phẩm hiện nay tăng từ 20 - 25% nên các chủ nuôi thu lãi khá, nhiều hộ thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.

Hai lần một tuần, anh Hoàng Văn Hưng ở xã Hạ Lễ dùng lưới “đánh tỉa” những con cá có trọng lượng đạt chuẩn cung cấp cho HTX thủy sản Hạ Lễ. Gia đình anh Hưng hiện có 2ha diện tích mặt nước nuôi thả các loại cá như: trắm, trôi, chép, rô phi… Không chỉ sử dụng cám công nghiệp, anh Hưng còn kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau phù hợp với từng loại và độ tuổi của cá để vừa nâng cao chất lượng thịt, vừa tận dụng được sản phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương.

 Anh Hưng cho biết: “Do cá giống đã được ương nuôi với kích cỡ khá nên khi đưa sang ao nuôi thương phẩm chỉ sau 6 tháng đã cho thu hoạch. Như vậy trung bình một năm gia tôi có thể thu được hai lứa cá với tổng sản lượng khoảng 25 tấn cá thương phẩm, thu lãi khoảng 500 triệu đồng”. 

Đến thăm Hợp tác xã (HTX) nuôi trồng thủy sản Hạ Lễ vào một buổi chiều tháng 7, không khí lao động sản xuất vô cùng khẩn trương, nhộn nhịp. Các xã viên tất bật cho cá ăn, đánh bắt cá… Gương mặt ai nấy đều phấn khởi khi đàn cá sinh trưởng phát triển tốt, giá bán cá ổn định ở mức cao, thị trường tiêu thụ mở rộng. 

Anh Nguyễn Tiến Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành HTX nuôi trồng thủy sản xã Hạ Lễ cho biết:  HTX có 17 hộ nuôi cá theo hướng VietGap với diện tích trên 28ha. Cá thương phẩm của HTX được xuất bán đi nhiều tỉnh, thành phố và các bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm 2019 đến nay, giá bán các loại cá tăng trung bình 25% so với năm 2018. Do chú trọng nuôi cá theo hướng an toàn, bảo đảm chất lượng cá thương phẩm cung cấp ra thị trường nên việc tiêu thụ rất thuận lợi, giá bán cao hơn. 

Tại trang trại sản xuất cá giống của gia đình anh Lưu Văn Dũng ở xã Quang Hưng (Phù Cừ) những ngày này thường xuyên có 9 lao động làm việc. Gia đình anh Dũng hiện có 3,5ha diện tích nuôi thả hàng chục loại cá giống như cá lăng, cá trắm, cá rô đồng, cá rô phi, cá chim trắng, rô đồng... 

Nuôi cá, nuôi cá nước ngọt, giá cá, giá cá giống, giá thủy sản, thủy sản

Kéo lướt đánh bắt cá giống tại trang trại của anh Lưu Văn Dũng ở xã Quang Hưng (Phù Cừ)

Anh Dũng cho biết: “Nuôi cá nói chung, nuôi cá giống nói riêng “một vốn bốn lời” bởi rủi ro thấp, lợi nhuận cao. Chỉ cần làm một phép tính đơn giản, nếu thả 1.000m2 cá trê giống, sau 40 ngày tôi có thể có thu nhập 40 triệu đồng. Trung bình một năm tôi có thể sản xuất được 7 lứa cá giống, cung cấp ra thị trường từ 40 - 50 tấn cá giống có chất lượng. Một ha nuôi thả cá giống nếu thuận lợi có thể cho thu lãi 200 triệu đồng”.

Theo nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, nhiều loại cá thịt có đầu ra khá tốt, giá bán ổn định nên đã và đang thu hút người dân phát triển nuôi. Mặt khác, diện tích nuôi cá thương phẩm đang được mở rộng nên sức mua con giống tăng cao. Hiện tại, nhiều loại cá giống hiện không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của người dân trong tỉnh mà còn được cung cấp cho nông dân tại nhiều tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Gia Lai…

Theo số liệu của Chi cục thủy sản tỉnh, đến hết tháng 6.2019, toàn tỉnh có 5.675 ha diện tích mặt nước đang được sử dụng nuôi thả thủy sản, trong đó chủ yếu là thâm canh và bán thâm canh, diện tích sản xuất giống thủy sản khoảng 150 ha; sản lượng cá thương phẩm ước đạt 22.630 tấn, tăng 3.130 tấn so với cùng kỳ năm 2018. 

Ông Vũ Văn Điệp, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Nuôi thủy sản nước ngọt có nhiều cái lợi cho nông dân. Trước tiên là tận dụng mặt nước sẵn có, hoặc đào ao, tạo đầm cũng tương đối dễ dàng và chi phí không cao. Thủy sản vốn ít mắc dịch bệnh hơn so với gia súc, gia cầm, thời gian thu hoạch cũng tương đối ngắn. Đặc biệt, sản phẩm thủy sản ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, nhất là trong khoảng một năm trở lại đây, giá bán thủy sản thương phẩm tăng và ổn định, thị trường tiêu thụ rộng rãi cả trong và ngoài tỉnh.

Báo Hưng Yên
Đăng ngày 26/07/2019
Dương Miền
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 17:29 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 17:29 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 17:29 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 17:29 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 17:29 28/12/2024
Some text some message..