Hương sắc U Minh Thượng

Vườn Quốc gia U Minh Thượng có tổng diện tích 21.107 ha, trong đó vùng lõi là 8.038 ha, vùng đệm hơn 13.000 ha. Ngày 12-8, tại TP Rạch Giá, Ban Quản lý Vườn Quốc gia U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) đã vinh dự đón nhận chứng chỉ công nhận là Vườn Di sản ASEAN

U Minh Thượng
Cảnh vật đặc sắc và hệ thực vật đa dạng ở U Minh Thượng

Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Thượng cho đến nay vẫn giữ được nét nguyên sơ như buổi đầu con người đến khai phá. Trong không gian xanh ngát ấy, hương đất, hương rừng tự nhiên hòa với mùi sình non, cỏ cây, hương hoa tràm... làm cho chất hoang dã của rừng càng thêm đậm đà. U Minh Thượng đẹp bí ẩn và uyển chuyển.

Hệ sinh thái hiếm

VQG U Minh Thượng thành lập theo Quyết định 11/QĐ-TTg ngày 14-1-2002 của Thủ tướng Chính phủ. Trong hệ sinh thái rừng úng phèn của ĐBSCL, chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của vùng lõi thuộc VQG U Minh Thượng có những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh. Đó là các ưu hợp rừng tràm hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn, với diện tích gần 3.000 ha, được bao bọc bởi hệ thống đê bao khép kín có chiều dài 60 km. U Minh Thượng còn được xem là khu bảo tồn sinh quyển thế giới.

Mức độ đa dạng thành phần loài ở đây khó có khu bảo tồn vùng đất ngập nước nào trong khu vực Đông Nam Á sánh bằng. Người ta ước tính U Minh Thượng có hơn 200 loài chim, trong đó 12 loài có giá trị bảo tồn, 8 loài đang bị đe dọa toàn cầu như: bồ nông chân xám, điên điển, quắm đầu đen, giang sen, gà đẫy, giòng giọc vàng, diều cá đầu xám, đại bàng đen... và 32 loài thú thuộc 7 họ; 7 loài dơi cùng 5 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam như rái cá lông mũi, mèo cá, cầy giông đốm lớn, sóc lửa...

Ở đây có đến 10 loài cá, trong đó có 2 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam là cá trê trắng và cá còm. Cá cũng là loài cực kỳ phong phú ở U Minh Thượng với các loại cá lóc, cá sặc bông, cá trê, cá rô, cá thòi lòi...

Cảnh vật thơ mộng

Hồn cốt của U Minh Thượng chính là rừng tràm. Những cây tràm lớn nhỏ tựa vào nhau thành bức tường thành vững chãi. Luồn sâu theo những con rạch nhỏ, những gốc tràm nguyên sinh lộ ra với bộ rễ cắm sâu xuống lớp bùn, nâng cả thân tràm cổ thụ vươn tán lên trời cao. Trên tán tràm sum sê đó là nơi trú ngụ của các loài chim, sóc, khỉ nhưng nhiều nhất vẫn là ong.

Mật ong rừng U Minh trở thành thương hiệu bảo đảm cho thứ mật tự nhiên sóng sánh như keo thơm mùi hương tràm là thứ mật quý giá nhất trong tất cả các loại mật ong. Dưới gốc tràm là cả thảm động - thực vật sinh sôi nảy nở vô cùng sinh động, tưởng chừng chỉ thò tay xuống vớt là gặp cá, cua, tôm…

Rừng U Minh Thượng hào phóng, thân thiện như tính cách điển hình của người miền Tây Nam Bộ vậy. Người miệt khác đến với đây không phải ngày một, ngày hai có thể hiểu được U Minh Thượng mà phải ở đủ lâu, phải ăn đủ thấm, phải lặn ngụp dưới dòng nước đỏ au kia, phải biết vừa chèo xuồng xuyên rừng vừa cất cao câu hò cho bớt vẻ u tịch của rừng thì mới thực sự hiểu và thương rừng U Minh Thượng được.

rừng u minh thượng

Mỗi khi có chiếc tắc ráng vọt qua, dòng nước tách ra làm đôi, xé thảm xanh kia lộ ra dòng nước đỏ có muôn ngàn lớp thực vật ẩn mình. Chân trời như đang hiện ra trước mắt, như chỉ nhoài người với tay là chạm tới. Tắc ráng xé nước mà đi về phía chân trời ấy, càng đi càng rộng ra. Sắc chân trời như cùng với nắng mà đổi màu nước theo sắc cầu vồng.

Dưới thảm nước xanh, màu nước đỏ có được bởi mỗi mùa lá tràm rụng tích tụ lại từ mùa này sang mùa khác chìm lấp dưới lòng sông ủ mục, phân hủy, ngấm qua lớp than bùn rồi phai ra thứ diệp lục au đỏ như son trong vắt. Bởi vậy có câu nói “không có nước đỏ, không phải là U Minh” để bây giờ câu nói ấy đã thành hình ảnh đặc trưng không thể thiếu được mỗi khi nhắc về vùng đất này. Màu nước đỏ ấy hiền lành, ngọt mát, rất có ích cho đời sống các loài thủy sản nước ngọt. Làn nước đỏ diệu kỳ còn là thứ thuốc kháng sinh tự nhiên làm lành vết côn trùng cắn, xoa dịu những cơn nhức mỏi của các cư dân muôn đời ở U Minh Thượng.

Có thể bạn lưu luyến bởi hương rừng U Minh huyền thoại, vùng đất thiêng liêng từ những ngày đầu mở cõi thấm đượm trong từng món ăn dân dã; cũng có thể bạn lưu luyến bởi cái tình chơn chất của người miệt rừng đối đãi với người miệt khác thân tình không phân biệt thân sơ, mới gặp hay gặp lâu hoặc bạn xao xuyến bởi đôi mắt thiếu nữ U Minh Thượng lóng lánh, ướt rượt, làn da ửng hồng buổi sớm mai, giọng nói ngọt thoang thoảng như đường mía lau hay chỉ đơn giản bởi sự bao dung của rừng… Tất cả những lý do đó sẽ ẩn hiện trong suy nghĩ của bạn để rồi trước lúc ra về bạn sẽ tự nhắn nhủ mình rằng: Rồi ta sẽ lại về U Minh Thượng như về với người thân!

Giàu giá trị du lịch

Cuối năm 2004, tỉnh Kiên Giang mở tour mới về VQG U Minh Thượng. Du khách đến với U Minh Thượng không chỉ đến với rừng tràm nguyên sinh ngập nước quý hiếm của thế giới mà gần gũi hơn là đến với rừng lịch sử của miền Tây Nam Bộ. Kiên Giang có đảo Phú Quốc, Hòn Tre, Hòn Nghệ, hòn Phụ Tử… nhưng sẽ thiếu “chất” Kiên Giang nếu bạn không một lần về với U Minh Thượng.
Nếu bạn lướt xuồng trên những con kênh rạch nho nhỏ hiền lành đan vào nhau trong rừng U Minh Thượng, thả cần câu dưới dòng nước đỏ được bao bọc bởi màu xanh mướt mắt của 2 tán rừng 2 bên sông, lòng sẽ thấy bình yên hơn bao giờ hết khi thấy mình hòa quyện vào thiên nhiên.
Với “thành quả” của suốt buổi câu, bạn sẽ tha hồ chế biến những món ăn đậm xứ U Minh Thượng như cá lóc nướng trui quấn rau sống, chấm mắm me; cá rô kho tộ, cá thác lác nấu canh chua; nhâm nhi ly rượu đế miền Tây để nghe hơi thở của mình cũng đượm mùi dân dã của dân miền sông nước, để nghe lưu luyến buổi chia xa rồi muốn quay trở lại.

Theo Người lao động
Đăng ngày 15/08/2013
Bài và ảnh: VIỆT HÀ
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:35 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 14:35 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 14:35 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 14:35 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 14:35 17/12/2024
Some text some message..