Inosine ảnh hưởng đến tăng trưởng của Cá Tráp (Pagrus major)

Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Inosine ở các nồng độ khác nhau lên tăng trưởng, khả năng chống chịu stress, và các chỉ tiêu huyết học của cá tráp (red sea bream, Pagrus major).

Inosine ảnh hưởng đến tăng trưởng của Cá Tráp (Pagrus major)
Cá Tráp (Pagrus major)

Nucleotides là các đơn vị cấu trúc của DNA và RNA đóng vài trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp của tế bào, kích thích quá trình trao đổi chất, qua đó kích thích tăng trưởng và phát triển của sinh vật. Nucleotide cơ bản gồm 3 thành phần chính: một nhóm heterocyclic, một nhóm đường (ribose hay deoxyribose), và một đến ba nhóm phosphate. Quá trình làm mất các phosphate, cấu trúc này được gọi là các nucleoside.

Nucleotides và nucleoside từ lâu được sử dụng trong thức ăn thủy sản, chúng đóng vai trò là chất dẫn dụ kích. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về tác dụng của nucleotides và nucleosides trong dinh dưỡng thủy sản. Thực tế nghiên cứu cho thấy nucleotides và nucleosides kích thích tăng trưởng và miễn dịch của ĐVTS.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí tại trung tâm nghiên cứu thủy sản thuộc Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Kagoshima, Nhật Bản. Nghiên cứu nhằm đánh giá việc bổ sung inosine vào thức ăn lên tăng trưởng, khả năng chống chịu stress, hệ vi sinh vật đường ruột, và cá chỉ tiêu huyết học của cá tráp.

Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Cá tráp với trọng lượng ban đầu trung bình là 8g, cá được bố trí trong bể polyethylene 100 lít. Thí nghiệm được bố trí với hệ thống nước chảy liên tục đảm bảo lượng nước được thay đổi 100%/ngày. Cá được cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn thừa và phân được xiphong mỗi ngày. Trong suốt thời gian thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường được theo dõi mỗi ngày, đảm bảo dao động không quá lớn, các chỉ tiêu bao gồm: nhiệt độ (23,9±1,5oC), pH (8,1±0,6), và độ mặn (34,5±0,5o/oo). Cá được cho ăn theo nhu cầu.  Các chỉ tiêu tăng trưởng và miễn dịch của cá được thu sau 50 ngày thí nghiệm.

Nghiệm thức

Hàm lượng Inosine bổ sung vào thức ăn (g/kg thức ăn)

D1

0

D2

2

D3

4

D4

6

D5

8

Kết quả nghiên cứu

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: Sau 50 ngày nuôi; tỉ lệ sống (SR) cao nhất ở nghiệm thức D3 và D4 (>95%) khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức D1, D2, và D5 (P<0.05). Tăng trọng theo % (WG), tốc độ tăng trưởng đặc biết (SGR), trọng lượng sau thí nghiệm (FB), ở của cá cao nhất ở nghiệm thức D3, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0.05), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với cá ở nghiệm thức D4 (P>0.05). Các chỉ tiêu tăng trưởng khác bao gồm: lượng thức ăn ăn vào (FI), hiệu quả sử dụng protein (PER), và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P>0.05).

Thành phần hóa học của cá và hình thái ruột: Các thành phần hóa học cơ bản của cá sau thí nghiệm được phân tích bao gồm ẩm độ, protein thô, tổng lipid, hàm lượng tro, chỉ số CF (condition factor, %), chỉ số HSI (hepatosomatic index, %), và chỉ số VSI (viscerasomatic index, %), kết quả cho thấy các chỉ tiêu này không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0.05). 

Hình thái ruột được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: hF (fold height), hE (enterocyte height), và hMV (microvillus height). Kết quả cho thấy bổ sung inosine vào thức ăn cho cá giúp gia tăng hE của ruột trước, hE, hF, và hMV của ruột sau tăng lên nhiều so với cá ăn thức ăn không có bổ sung inosine (D1) (P<0.05)

Các chỉ tiêu huyết học và hệ miễn dịch không đặt hiệu ở các: Các chỉ tiêu huyết học của cá sau thí nghiệm được phân tích bao gồm: hematocrit (Ht), hàm lượng haemoglobin (Hb), tổng cholesterol (total cholesterol, Tcho), hàm lượng triglycerides (TG), glucose (Glu), tổng bilirubin (Tbil), hàm lượng blood urea nitrogen (BUN), hoạt động của enzyme (glutamyl oxaloacetic transaminase, (GOT)) và glutamic pyruvate transaminase (GPT)). Kết quả cho thấy tất cả các chỉ tiêu huyết học của cá khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P>0.05), ngoại trừ hàm lượng BUN. Hàm lượng BUN của cá thấp nhất ở nghiệm thức D3, khác biệt có ý nghĩa so với cá ở nghiệm thức D1 (P<0.05).  Hoạt động của enzyme GOT và GPT có khuynh hướng giảm đối với cá ăn thức ăn có bổ sung inosine, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức.

Các chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu cả cá được phân tích sau thí nghiệm bao gồm: TSP (total serum protein), POX (peroxidase activity), LA (lysozyme activity), CAT (catalase activity), và BA (bactericidal activity), kêt quả cho thấy hàm lượng TSP ở nghiệm thức đối chứng D1 thấp hơn so với các nghiệm thức khác (P<0.05). POX tăng dần ở các nghiệm thức có bổ sung inosine D2, D3, và D4; tuy nhiên, chỉ số POX của cá ở nghiệm thức D5 và D1 giảm so với các nghiệm thức khác. Hàm lượng CAT thấp nhất ở nghiệm thức D2, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0.05). LA và BA không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức.

Khả năng chống chịu oxy hóa stress (against oxidative stress)

Thí nghiệm oxy hóa stress (OS) nhằm đánh giá tính mẫn cảm (intensity ability, IA) và khả năng chịu đựng (tolerance ability,TA) của cá. Kết quả cho thấy cá ở nghiệm thức D2 và D3 ít mẫn cảm và có khả chịu đựng lại OS cao hơn các nghiệm thức khác. Tuy nhiên, cá ở nghiệm thức bổ sung inosine ≥6g/kg thức ăn, và cá ở nghiệm thức đối chứng CT cho thấy IA cao cùng với TA thấp hơn so với việc bổ sung inosine với 2-4g/kg thức ăn.

Kết luận

Bổ sung inosine vào thức ăn cho cá tráp giúp kích thích tăng trưởng, tỉ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng cường đáp ứng miễn dịch cùng với các chỉ số huyết học và hình thái học của hệ tiêu hóa. Cá ở nghiệm thức D2 (2g inosine/1kg thức ăn) cho thấy khả năng chống chịu stress, khả năng đáp ứng miễn dịch và hình thái của ruột cao hơn so với các nghiệm thức còn lại.

Tuy nhiên, cá ở nghiệm thức D3 (4g inosine/1kg thức ăn) cho thấy tốc độ tăng trưởng cùng với hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Do đó, hàm lượng inosine được khuyến cáo bổ sung vào thức ăn cho cá tráp là 4g/kg thức ăn giúp tăng kích thích tăng trưởng và sức khỏe của vật nuôi.

Theo báo cáo của Aquaculture Nutrition 

Đăng ngày 29/09/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Nguyên liệu

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 13:05 04/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 13:05 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 13:05 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 13:05 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 13:05 04/05/2024