JICA giúp ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã giúp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành dự báo và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (giai đoạn 2020-2050); xây dựng quy hoạch tổng thể và kiến nghị thực hiện nhiều giải pháp nhằm giúp 7 tỉnh ven biển gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang ứng phó với biến đổi khí hậu.

thuy san
Thủy sản và nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển đổi khí hậu

Vùng dự án tại 7 tỉnh nêu trên có tổng diện tích 24.631 km2, chiếm 60% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và có 9,07 triệu dân (chiếm trên 50% dân số Đồng bằng sông Cửu Long) được hưởng lợi.

Theo quy hoạch tổng thể, có 9 dự án sẽ được thực hiện ưu tiên gồm: Xây dựng các cửa ngăn mặn vùng ven biển; cải tạo và xây dựng đê biển; cải tạo vùng cù lao phía Bắc tỉnh Bến Tre; phát triển nguồn nước ngọt tỉnh Trà Vinh, quản lý nước vùng ven biển Bạc Liêu; luân chuyển dòng chảy tỉnh Cà Mau; điều chỉnh và cải tạo lịch thời vụ; phát triển năng lực quản lý dòng chảy ở Đồng bằng sông Cửu Long; nuôi tôm bền vững (mô hình luân canh lúa-tôm).

Ngoài 9 dự án trên, JICA còn thực hiện hàng chục chương trình, dự án nhỏ khác giúp phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống người dân 7 tỉnh nêu trên. Trong đó, quan trọng nhất là dự án mở rộng và phát triển các giống cây chịu mặn, thiết lập hệ thống cảnh báo mặn sớm, phát triển các nguồn nước sinh hoạt, sử dụng hợp lý nguồn nước mưa, trồng cây ăn quả và cây chịu chua phèn, cải tạo và trồng rừng ngập mặn, nâng cấp và xây dựng đê sông, đê bao, cải tạo hệ thống tiêu nước, nâng cấp hệ thống cảnh báo lũ sớm, gia cố cấu trúc đất, đa dạng hoá mùa vụ, cải thiện môi trường nước nông thôn, cải tạo công trình nông thôn quy mô nhỏ, xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp nhỏ, bảo hiểm mùa vụ.

Theo Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, dưới tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là xâm nhập mặn, cây ăn trái và lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long là các tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất. Trong đó, tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang bị thiệt hại nặng nhất về cây lúa. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau là các tỉnh thiệt hại lớn nhất về cây ăn trái. Loại cây trồng chịu thiệt hại lớn nhất do ngập lũ là hoa màu, lúa, cây ăn trái và tôm nuôi.

TTXVN
Đăng ngày 11/05/2013
Thế Đạt
Môi trường

Dịch bệnh tôm nuôi nhiều nơi do nắng nóng

Mấy ngày nay xảy ra tình trạng dịch bệnh tôm nuôi, chết rải rác và có nguy cơ lây lan diện rộng do nắng nóng gay gắt, kéo dài.

Ao nuôi tôm.
• 09:26 31/05/2021

Cà Mau: Trên 19.000 tỷ đồng cho chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu

Sẽ có 55 nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu với nguồn kinh phí trên 19.000 tỷ đồng. Theo Kế hoạch, tổng nguồn kinh phí trên chủ yếu là nguồn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ và ODA, với trên 18.000 tỷ đồng.

Bờ kè đất mũi
• 08:54 20/07/2020

Nam Cực ấm lên nhanh gấp ba lần mức tăng trung bình toàn cầu

Ryan Fogt, giáo sư khí tượng học tại ĐH Ohio (Mỹ), cùng học trò của mình là Kyle Clem đã công bố phát hiện mới về châu Nam Cực trên tạp chí Nature Climate Change. Nghiên cứu cho thấy Nam Cực đã ấm lên nhanh gấp ba lần mức tăng trung bình toàn cầu trong 30 năm qua.

biến đổi khí hậu
• 11:03 09/07/2020

Đồng bằng sông Cửu Long: Sẽ tìm cơm và cá ở đâu?

“Còn mẹ ăn cơm với cá”. Nếu mẹ thiên nhiên không còn nuôi dưỡng thì người Việt sống thế nào?

Tôm lúa
• 09:13 16/03/2020

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:18 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:18 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:18 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:18 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:18 20/04/2024