Kết quả khảo sát nguyên nhân cá chết ở Long Sơn - Vũng Tàu

Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7/2019, ở khu vực tiểu khu 2 và 3 trên sông Chà Và - xã Long Sơn - thành phố Vũng Tàu xảy ra hiện tượng cá biển nuôi lồng chết hàng loạt. Ngày 04 - 08/7/2019, đoàn công tác của Viện nghiên cứu Hải sản (gồm các cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Môi trường biển và Phân Viện nghiên cứu Hải sản phía Nam) đã khảo sát hiện trạng cá chết.

Kết quả khảo sát nguyên nhân cá chết ở Long Sơn - Vũng Tàu
Vớt xác cá chết trên sông Rạng- Long Sơn- Ảnh: Đ.H

Đoàn tiến hành quan trắc, lấy mẫu môi trường, mẫu trầm tích và mẫu cá về phân tích để tìm hiểu nguyên nhân.Trên cơ sở kết quả phân tích, Viện nghiên cứu Hải sản có những nhận xét, đánh giá như sau:

Môi trường nước tại khu vực cá chết bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, biểu hiện là nước có màu vàng nhạt, nhiều vẩn đục. Hàm lượng DO, đặc biệt tại tầng đáy, thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép (5,0mg/l) theo QCVN 10-MT: 2015/BTNMT và thấp hơn nhiều so với tháng 5/2019. Hàm lượng N-NH4+ vượt giới hạn cho phép (0,1mg/l) nhiều lần và P-PO43- tăng hơn so với đợt quan trắc tháng 5/2019, trong khi hàm lượng COD cao bất thường.

Trầm tích ở khu vực cá chết thể hiện dấu vết của ô nhiễm hữu cơ, mẫu trầm tích có mùi hôi thối, hàm lượng COD, N tổng số và P tổng số cao hơn so với đợt quan trắc tháng 5/2019 và những năm trước.


Mẫu cá ở khu vực cá chết có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn cao: Các mẫu cá mú, cá chẽm và cá chim ở khu vực xẩy ra hiện tượng cá chết đều bị nhiễm các loài ký sinh trùng quả dưa nước mặn (Cryptocaryon irritans), sán lá đơn chủ (Pseudorhabdorynchus sp.) và rận cá (Isopoda sp.). Trong đó 100% mẫu cá đều nhiễm sán lá đơn chủ với cường độ cao. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng quả dưa nước mặn và rận cá thấp hơn (67% và 50%). Kết quả phân tích cũng cho thấy 100% mẫu cá ở khu vực cá chết có dấu hiệu nhiễm khuẩn (lở loét, xuất huyết) và dương tính với vi khuẩn Vibrio gây bệnh như V. damselea, V. anguilarum, V. marynus, V. vulfinicus.

Thời điểm cá chết nhiều nhất trùng với những ngày có biên độ triều thấp dẫn tới tình trạng mức độ khuếch tán chất ô nhiễm rất hạn chế, có thể đã dẫn đến tình trạng ứ đọng cục bộ chất ô nhiễm trong thủy vực. Điều này không những giảm sức đề kháng của cá mà còn tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển dẫn đến hiện tượng cá chết kéo dài nhiều ngày.

Từ kết quả đánh giá, nhận định về hiện tượng cá chết nêu trên, Viện nghiên cứu Hải sản đề xuất một số giải pháp giúp địa phương ổn định sản xuất và phát triển nghề nuôi cá biển bằng lổng bè như sau:

- Để khắc phục hậu quả, một số giải pháp trước mắt: Cần thực hiện các biện pháp kiểm soát và nâng cao chất lượng môi trường vùng nuôi: tăng cường sục khí, vệ sinh lồng nuôi để tăng lưu thông nước; Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh đối với các nhóm bệnh trên, tăng sức đề kháng của đối tượng nuôi; Thực hiện nghiêm việc thu gom và xử lý cá chết theo quy định, kiểm soát chặt để tránh lây lan bệnh sang các khu vực khác; Tiếp tục quan trắc, khảo sát để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết.

- Về lâu dài, cần rà soát và thực hiện tốt quy hoạch vùng nuôi để đảm bảo đúng sức tải môi trường, đồng thời thực hiện các biện pháp giám sát thường xuyên chất lượng môi trường, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, sự cố môi trường tại khu vực.

Viện nghiên cứu Hải sản
Đăng ngày 18/07/2019
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 03:41 20/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 03:41 20/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 03:41 20/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 03:41 20/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 03:41 20/01/2025
Some text some message..