Kết quả sản xuất tôm nước lợ và cá tra trong 8 tháng năm 2023

Ngày 9/9/2023 tại Cần Thơ, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị “Bàn giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh mới” cho biết kết quả sản xuất tôm nước lợ, cá tra trong 8 tháng đầu năm 2023 và bàn giải pháp phát triển những tháng cuối năm với tín hiệu mới đã xuất hiện.

Hội nghị
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến (ngồi) và Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chủ trì hội nghị. Ảnh: Sáu Nghệ

Kết quả với những khó khăn

Số liệu của Cục Thủy sản, diện tích thả nuôi trong 8 tháng đầu năm 2023: Tôm nước lợ 715.000 ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2022; Cá tra 3.86.000 ha, tăng 0,1%. Sản lượng thu hoạch: Tôm nước lợ 657.7000 tấn, tăng 3,9% so cùng kỳ năm 2022, đạt 63,9% kế hoạch; Cá tra 1.079.1000 tấn, tăng 0,2%, đạt 66,6% kế hoạch.

Cá traDiện tích, sản lượng cá tra trong 8 tháng đầu năm 2023 và năm 2022. Ảnh: Tép Bạc

Diện tích nuôi tômDiện tích nuôi tôm nước lợ 8 tháng năm 2022 - 2023. Ảnh: Tép Bạc

Sản lượng tômSản lượng tôm trong 8 tháng đầu năm 2023 và năm 2022. Ảnh: Tép Bạc

Kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng: Tôm 2,2 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ; Cá tra 1,2 tỷ USD, giảm 35%. Cả ngành thủy sản xuất khẩu 5,8 tỷ USD, giảm 25%. 

Xuất khẩu tômXuất khẩu tôm trong 8 tháng đầu năm 2023 giảm 28% so cùng kỳ 2022. Ảnh: Tép Bạc

Xuất khẩu cá traXuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu 2023 giảm 35% so cùng kỳ 2022. Ảnh: Tép Bạc

Cả tôm và cá tra đảm bảo sản xuất nhưng giá bán giảm sâu, chi phí đầu vào cao nên nhiều cơ sở không có lãi và lỗ.

Về giá thành sản xuất tôm ở nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước khác. Cụ thể tôm chân trắng loại 50 con/kg của Việt Nam nuôi tối thiểu 90.000 đồng; so với Ấn Độ đắt hơn 20.000-22.000 đồng, với Ecuador đắt hơn 30.000-33.000 đồng. Ở đây chưa so sánh về chất lượng.

Nguyên nhân chính là do chi phí thức ăn nuôi tôm chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp); chi phí con giống cao do phải nhập khẩu tôm bố mẹ; nhiều vùng nuôi thiếu điện phải sử dụng máy nổ để bơm nước, quạt khí, phát điện (chi phí cao gấp 2 lần so với sử dụng điện lưới).

Tôm giốngChi phí con giống cao do phải nhập khẩu tôm bố mẹ gây nhiều khó khăn cho bà con. Ảnh: Tép Bạc

Các cơ sở nuôi nhỏ lẻ thường thiếu vốn sản xuất, phải mua chịu vật tư đầu vào, chịu lãi suất cao và không có cơ hội lựa chọn sản phẩm có chất lượng, lệ thuộc vào đại lý ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận của người nuôi tôm (So sánh trên cùng diện tích ao nuôi, cùng kích cỡ tôm thu hoạch và cùng sử dụng thức ăn, thuốc như nhau thì chi phí đầu vào của người nông dân cao hơn khi qua đại lý khoảng 29.500 đồng/kg và 1 vụ nuôi với sản lượng 1.000 kg thì người nông dân mất phần lợi nhuận là 29.500.000 đồng). Giá cước vận chuyển vật tư, nguyên liệu cao. 

Về giá thành sản xuất cá tra hiện khoảng 26.500-27.000 đồng/kg, trong khi giá bán chỉ 26.200-26.500 đồng/kg. Kết quả thấy rõ là người nuôi bị lỗ.

Những điểm mạnh và yếu

Cục Thủy sản đánh giá, điểm mạnh nổi bật là năng lực về khoa học công nghệ, nhân lực và điều kiện tự nhiên đã đặt nền tảng để tiếp tục phát triển nuôi tôm nước lợ và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững, đa dạng sản phẩm. Người nuôi làm chủ công nghệ, có kinh nghiệm đã sản xuất giống, nuôi thương phẩm với nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt rất linh hoạt trong ứng dụng công nghệ phù hợp quy mô sản xuất.

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản có công nghệ và thiết bị tiên tiến, nhân lực có trình độ, kỹ thuật cao. Hệ thống pháp luật nước ta đã đầy đủ, hài hòa với quốc tế. Lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo sát sao, phát triển đúng hướng bền vững, tăng giá trị sản phẩm, an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó cũng còn những điểm yếu thấy rõ. Về giống, tôm đang phụ thuộc nhập khẩu và khai thác tự nhiên. Giống cá tra có tỷ lệ sống chưa được như kỳ vọng.

Hạ tầng vùng nuôi hạn chế, quy mô nhỏ chiếm đa số; nguồn nước cấp, nước thoát chưa đồng bộ, gây khó khăn cho sản xuất và nguy cơ ô nhiễm, dịch bệnh. Giá thành sản xuất cao, giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Liên kết sản xuất trong nuôi trồng còn lỏng lẻo.

Tín hiệu mới và giải pháp cuối năm

Thảo luận tại hội nghị cho hay, trong bối cảnh khó khăn kéo dài suốt 8 tháng qua, hiện đã xuất hiện một số tín hiệu mới là cơ hội cho phát triển. Thị trường có dấu hiệu hồi phục; tăng doanh số xuất khẩu tôm vào thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc. Nhu cầu tiêu thụ theo truyền thống sẽ tăng dịp lễ Noel, Tết đương lịch. Các hiệp định FTA Việt Nam đã ký phát huy lợi thế về thuế. Gói hỗ trợ 15.000 tỷ đồng của Chính phủ sẽ tiếp thêm nội lực cho doanh nghiệp.

Sau tin Nhật xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân, người tiêu dùng Nhật thận trọng với thủy sản nội địa, còn Trung Quốc đã cấm nhập thủy sản từ Nhật. Cơ cấu xuất nhập khẩu thủy sản trên thị trường thế giới có sự thay đổi là cơ hội cho thủy sản Việt Nam.

Giá tôm đã bắt đầu tăng từ 7.000-25.000 đồng/kg tuỳ cỡ.

Về cá tra, kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá tra của Cơ quan Kiểm dịch và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) trong đợt thanh tra vừa rồi là rất tích cực, không có sai lỗi lớn. Điều này khẳng định uy tín và chất lượng cá tra Việt Nam, sẽ là động lực cho xuất khẩu cá tra sang Mỹ.

Những tín hiệu tích cực mở ra hy vọng cho kế hoạch năm 2023. Kế hoạch cả năm thả nuôi tôm 750.000 ha (tôm sú 610.000 ha, tôm thẻ 120.000 ha và tôm khác); Cá tra 5.700 ha. Sản lượng 1.030.000 tấn tôm các loại (Tôm sú 280.000 tấn, thẻ 750.000 tấn); cá tra 1.620.000 tấn.

Ao tômĐể nuôi trồng tốt cần kiểm soát dịch bệnh để giảm thiệt hại, duy trì ổn định đối tượng chủ lực. Ảnh: Tép Bạc

Theo đó, yêu cầu quý IV/2023 duy trì diện tích hiện có, thả bổ sung diện tích đã thu hoạch, đặc biệt là diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (mới thả 70.000/120.000 ha). Sản lượng tôm nước lợ 372.500 tấn (Tôm sú 120.500 tấn, thẻ 252.000 tấn); Cá tra 540.900 tấn.

Giái pháp chính đặt ra là nuôi trồng phải đảm bảo nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Để nuôi trồng tốt cần kiểm soát dịch bệnh để giảm thiệt hại, duy trì ổn định đối tượng chủ lực; cụ thể với tôm sú là tôm-lúa, tôm-rừng, sinh thái, đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế; tôm thẻ chân trắng thả bổ sung diện tích đủ điều kiện, nuôi qua đông, nuôi kiểm soát điều kiện; Cá tra quản lý điều kiện nuôi, an toàn thực phẩm, chất lượng theo chuỗi.

Đặc biệt là hạ giá thành. Vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị nhấn mạnh, cần tập trung giải quyết các công việc cụ thể để đạt kết quả rõ ràng. “Bộ đang giao cho một cơ quan nghiên cứu đến cuối tháng này phải hoàn thành báo cáo về cơ cấu giá thành các sản phẩm chủ lực, theo đó có thể giảm khâu nào và giải pháp để giảm. Khi có giải pháp cụ thể sẽ triển khai đồng bộ các cấp, các ngành liên quan tập trung thực hiện cho đạt kết quả chứ không nói chung chung nữa”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Đăng ngày 12/09/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Nuôi tôm thiếu vốn chuyển đổi mô hình nuôi hiện đại

Nhiều người nuôi tôm nước lợ nỗ lực chuyển đổi mô hình, tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thực tế ở tỉnh Sóc Trăng có nhiều diện tích nuôi tôm lót bạt tuần hoàn và cũng hy vọng thời gian tới khó khăn phần nào được giải quyết khi tín hiệu mới đang mở ra.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:29 26/09/2023

Ngành tôm khó khăn nhất do nuôi nhỏ lẻ

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt 2,2 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực để phục hồi nhưng việc nắm cơ hội để phát triển vẫn gặp khó khăn lớn ở thực trạng nuôi nhỏ lẻ.

Ao nuôi tôm
• 10:50 21/09/2023

Cá tra khó tăng giá cuối năm 2023

Những tháng đầu năm 2023, kim ngạch và giá xuất khẩu cá tra liên tục giảm nên giá cá tra nguyên liệu cũng giảm và tình hình này được dự báo còn kéo dài hết năm.

Ao cá tra
• 10:35 18/09/2023

Giải pháp tổng hợp xử lý dịch bệnh tôm

Để bảo vệ tốt môi trường, giữ an toàn hệ sinh thái, hạn chế nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh cho tôm nuôi thì hoạt động quản lý dịch bệnh cần giải pháp tổng hợp.

Tôm thẻ
• 11:28 11/09/2023

Bình Định đẩy mạnh tuyên truyền IUU bằng nhiều hình thức

Sáng ngày 25/9/2023, hơn 20 cán bộ, công chức các ban, ngành đoàn thể xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ra quân tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong xã và cảng cá Đề Gi về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngư dân
• 16:52 01/10/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 16:52 01/10/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 16:52 01/10/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 16:52 01/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 16:52 01/10/2023