Khả năng vẫn có bão trên Biển Đông vào cuối năm

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngoài cơn bão số 9, trong nửa cuối tháng 12/2012 và các tháng đầu năm 2013 vẫn có khả năng xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông, có thể ảnh hưởng đến Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

bão
Ảnh minh họa

Trong các tháng chính của vụ Đông Xuân 2012-2013, ở các tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, vùng núi phía Bắc, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên cần chủ động đối phó với tình trạng thiếu nước và khô hạn cục bộ.

Đặc biệt, trong các tháng chính của mùa mưa lũ ở Trung Bộ lượng mưa đã thiếu hụt nhiều, do vậy tình trạng thiếu nước và khô hạn tại khu vực này trong các tháng tiếp theo của vụ đông xuân 2012-2013 sẽ diễn ra trên diện rộng và gay gắt, đặc biệt tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Khu vực Nam Bộ xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm và xâm nhập sâu vào đất liền từ 40-60km, có nơi sâu hơn.

Nhiệt độ trung bình các tháng chính vụ Đông Xuân (tháng 12/2012 và tháng 1, 2/2013) ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Các đợt rét đậm có khả năng tập trung từ cuối tháng 12/2012 đến đầu tháng 2/2013, song sẽ không kéo dài. Hai tháng cuối vụ Đông Xuân (tháng 3 và 4/2013) phổ biến ở mức cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm. Các khu vực khác nền nhiệt độ trong các tháng tiếp theo phổ biến ở mức cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm.

Đợt rét đậm đầu tiên (nhiệt độ trung bình ngày ở các tỉnh Đồng Bằng và Trung du Bắc Bộ xuống dưới 15 độ C, kéo dài từ 3 ngày trở lên) của vụ Đông Xuân 2012-2013, sẽ xuất hiện vào cuối tháng 12/2012.

Tại Bắc Bộ, lượng mưa các tháng trong vụ Đông Xuân 2012-2013 phổ biến ở mức cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm. Trong thời gian nửa cuối vụ tháng 2 và 3/2013, khả năng xảy ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn, đặc biệt ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Trung Bộ có lượng mưa các tháng 12/2012 và tháng 1 tháng 2/2013 ở mức thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm; các tháng cuối mùa (tháng 3 và tháng 4/2013) ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Lượng mưa toàn mùa ở Nam Bộ và Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm. Cụ thể là tháng 12/2012 và tháng 1, tháng 2/2013 ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn một ít so với trung bình nhiều năm; các tháng 3, tháng 3/2013 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, trong thời gian này có khả năng xảy ra nhiều đợt mưa trái mùa hơn bình thường./.

TTXVN
Đăng ngày 10/12/2012
Môi trường

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Giải pháp phục hồi bền vững nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam

Nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sinh thái tự nhiên và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trữ lượng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái và sinh kế của người dân.

Đánh bắt cá
• 09:38 23/10/2024

Nuôi cá lồng bè: Khó khăn tăng dần khi ô nhiễm nguồn nước tăng cao

Nuôi cá lồng bè, dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng, đặc biệt là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Nuôi lồng bè
• 14:17 16/10/2024

Sự cần thiết của cá mập đối với đại dương

Biển xanh sâu thẳm thống trị bởi loài cá mập hung tợn, mà mỗi khi nhắc đến ai cũng phải rùng mình. Mặc dù hung dữ là vậy, thế nhưng cá mập lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đại dương. Chúng là những kẻ săn mồi đỉnh cao, kiểm soát số lượng con mồi và giúp duy trì sự đa dạng sinh học.

Cá mập
• 10:52 15/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 21:27 26/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 21:27 26/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 21:27 26/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 21:27 26/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 21:27 26/10/2024
Some text some message..