Khám phá bí mật quái vật biển

Cuộc nghiên cứu mới về mực khổng lồ cho thấy sinh vật thống trị nơi biển sâu này là loài độc nhất vô nhị và không có bất cứ chi nào khác trên khắp các đại dương.

mực khổng lồ
Vẫn còn quá nhiều điều chưa biết về mực khổng lồ - Ảnh: Discovery Channel/NHK

Báo cáo được chờ đợi lâu nay, vừa công bố trên chuyên san Proceedings of the Royal Society B, cho thấy sự đa dạng về gien cực kỳ thấp trong các cộng đồng mực trên toàn cầu. “Những quan sát này hoàn toàn giống với nghi ngờ từ lâu rằng chỉ có một loài mực khổng lồ trên thế giới là Architeuthis dux”, theo chuyên gia Inger Winkelmann và đồng sự. Nói một cách dễ hiểu, tất cả các cá thể mực khổng lồ trên mọi đại dương đều là anh em một nhà, cùng là thành viên của một đại gia đình.

Có thể nói, mực khổng lồ là sinh vật thuộc dạng bí hiểm nhất thế giới. Có chiều dài lên đến 18 m khi trưởng thành và sống ở độ sâu 1.000 m so với mặt nước biển, sinh vật này luôn tránh thoát được hầu như mọi sự tiếp cận của con người. Phần lớn thông tin về mực khổng lồ đều được cung cấp qua các tác phẩm hư cấu như 20 vạn dặm dưới đáy biển, hoặc truyền thuyết hãi hùng được truyền miệng từ những đời hải tặc và ngư dân. Hiếm khi nào có thể bắt được một con mực khổng lồ còn sống nguyên, mà thi thoảng người ta lại phát hiện một số xác mực bị đánh dạt vào bờ, càng tăng thêm tính huyền thoại của sinh vật này.

Nhà nghiên cứu Winkelmann, thuộc Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Đại học Copenhagen (Đan Mạch), và đồng sự đã phân tích gien ti thể lấy từ mẫu mô của 43 con mực. Ti thể là dạng ADN chỉ thừa hưởng từ dòng mẹ. Các con mực được lấy mô xuất phát từ mọi vùng trên bề mặt địa cầu, bao gồm vùng biển ngoài khơi bang California, Florida (Mỹ), Tây Ban Nha, Nhật Bản và New Zealand. Thật là kỳ diệu khi toàn bộ cá thể được nghiên cứu đều có cùng các gien ti thể. Nếu chỉ có một loài mực khổng lồ duy nhất, vậy thì các con trưởng thành phải di chuyển qua những quãng đường xa xôi. Mực con ắt hẳn bị phân tán theo các dòng chảy trong hành trình vĩ đại của cha mẹ chúng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia suy đoán rằng mực khổng lồ có thể nhiều hơn dự đoán. Tuy nhiên do quá thiếu sự đa dạng về gien, loài sinh vật trên dễ dàng bị đe dọa bởi con người. Trước kia, ngư dân không đủ khả năng thả lưới đánh bắt cá ở độ sâu cỡ 1.000 m, nhưng với công nghệ hiện đại, các tàu cá của những tập đoàn lớn dư sức vét sạch biển cả trong thời gian không xa. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm đại dương và tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu có thể làm mất đi nguồn thức ăn của loài này, và gây ảnh hưởng trầm trọng đối với dân số chưa được xác định của loài mực khổng lồ.

TNO
Đăng ngày 25/03/2013
Hạo Nhiên
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 05:35 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 05:35 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 05:35 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 05:35 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 05:35 26/11/2024
Some text some message..