Khan hiếm con giống mùa tôm nước lợ

Từ trung tuần tháng 5 đến nay, độ mặn trên các ao đầm, sông rạch giảm nhanh, tạo cơ hội cho người dân huyện Thới Bình phát triển nghề nuôi tôm nước lợ như tôm càng xanh, thẻ chân trắng. Do nhu cầu con giống đồng loạt (xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Tân Bằng... đồng loạt thả nuôi) nên tình trạng khan hiếm con giống đã diễn ra.

Khan hiếm con giống mùa tôm nước lợ
Thu hoạch tôm mùa nước lợ . Ảnh minh họa

Hơn 10 năm nuôi tôm, ông Phạm Hoàng Ngân, ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch cùng với người dân nơi đây đúc kết được kinh nghiệm: thời tiết chuyển mùa luôn là thời điểm thuận lợi cho nuôi tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh và công việc cải tạo đất cho mùa vụ cấy lúa trên đất nuôi tôm đều thuận lợi. Nhưng vụ mùa năm nay lại gặp trường hợp cá biệt, vì tất cả các loại tôm giống đều khan hiếm và tăng giá từ 20-25% so cùng kỳ năm trước.

Khan hiếm con giống

Ông Nguyễn Thái Học, ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Đông, cho biết, gia đình có được cuộc sống như hôm nay là nhờ hơn 10 năm qua kiên trì với mô hình lúa - tôm. Mùa nước lợ, tôm dễ nuôi và đạt hiệu quả cao hơn mùa nước mặn. Năm nay mùa mưa đến sớm nên gia đình đã chủ động cải tạo ao đầm, phơi đất, lấy nước xong, nhưng tôm giống khan hiếm và tăng giá nên chưa thả nuôi được.

thiếu con giống, mùa nước lợ, nuôi tôm
Thu hoạch tôm càng xanh vụ mùa nước lợ năm 2016 ở xã Biển Bạch..

Chị Đỗ Thị Kiều, ấp Sông Cái, xã Biển Bạch Đông, chia sẻ, vụ tôm nuôi nước mặn vừa qua lãi hơn 80 triệu đồng. Khi có nguồn vốn tái sản xuất, gia đình tiếp tục cải tạo hơn 4 ha để thả nuôi tôm càng, tôm thẻ mùa nước lợ. Tuy nhiên, đã qua 10 ngày đăng ký vẫn chưa mua được con giống. Tình trạng này làm trễ vụ nuôi và nguy cơ bị thương lái ép giá trong mùa thu hoạch tôm nguyên liệu chính vụ.

Bên cạnh đó, những nông dân nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến cũng đang hối hả cải tạo lại ao dèo để thả tôm nuôi cho kịp mùa vụ. Đây là mô hình hiệu quả và thích hợp với đồng đất Thới Bình trong nhiều năm qua (thu hoạch đạt từ 400-700 kg/vụ/ha).

Ông Nguyễn Trung Tín, xã Biển Bạch Đông, thông tin: "Định tranh thủ đầu mùa mưa dèo tôm, cải tạo ao nuôi cho kịp thời vụ. Tuy nhiên, việc đặt mua tôm sú giống tại Đại lý tôm giống Dương Hùng (xã Hồ Thị Kỷ) phải năm lần bảy lượt mới mua được".

Ông Lê Văn Nước, Ấp 11, xã Biển Bạch, bức xúc: "Mấy ngày gần đây thời tiết mưa nhiều, độ mặn giảm, rất thuận lợi cho thả tôm càng xanh. Nhưng đến các đại lý mối lái từ trước đến nay đều nói chưa có tôm giống và cũng không hẹn được ngày có tôm nên người dân đành phải chờ đợi".

 Cầu vượt sức cung

Ông Quách Văn Phú, chủ Đại lý tôm giống Phong Phú (xã Tân Bằng), chia sẻ: Nhiều năm làm nghề bán tôm giống, nhưng có lẽ năm nay là “sốt” giống, “sốt” giá nhất so với mọi năm. Cụ thể, những ngày cuối tháng 5/2017, tôm càng xanh giống giá dao động từ 160-170 đồng/con; tôm thẻ giống loại thùng, giá dao động từ 40-50 đồng/con. Tuy nhiên, từ tháng 6 đến nay giá tôm tăng liên tục, lại không có hàng cung cho bà con.

Nguyên nhân khan hiếm nguồn tôm giống là do các công ty tôm giống tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ đều thiếu tôm càng xanh giống, tôm thẻ giống, nên họ không giao cho đại lý ở các địa phương. Nếu có thì chỉ cầm chừng nên không đủ con giống cung ứng. Hiện nay, giá tôm càng xanh giống 200 đồng/con, tôm thẻ giống thì tuỳ loại, từ 60-65 đồng/con; cá biệt là giá tôm thẻ giống nuôi công nghiệp từ 85-95 đồng/con.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm nhận định: "Vụ mùa năm nay diện tích nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện Thới Bình sẽ tăng cao kỷ lục so với các năm trước, với khoảng hơn 20.000 ha. Vì vụ mùa năm 2016 những người nuôi tôm càng xanh đều đạt hiệu quả kinh tế cao, do đó, năm nay nhiều người ồ ạt nuôi. Đây cũng là nguyên nhân làm thiếu hụt nhất thời về con giống".

Báo Cà Mau
Đăng ngày 27/06/2017
Huỳnh Măng
Nguyên liệu

Tinh dầu đinh hương trong gây mê cá

Gây mê cá bằng tinh dầu lá đinh hương là một phương pháp được sử dụng từ lâu đời để bắt cá. Tinh dầu đinh hương có mùi thơm nồng, dễ chịu, thu hút cá đến gần. Khi cá hít phải tinh dầu đinh hương, chúng sẽ bị tê liệt và dễ dàng bị bắt.

Lá đinh hương
• 13:59 30/11/2023

Ứng dụng trùn quế trong việc nuôi tôm cá

Với nồng độ dinh dưỡng cao, trùn quế được coi là một món ăn tự nhiên hấp dẫn trong môi trường nước ngọt như ao, hồ, sông suối, đặc biệt đối với các loại cá, tôm một số loài động vật nước khác.

Trùn quế
• 10:49 28/11/2023

Bacteriocin và ứng dụng trong điều trị vi khuẩn trong NTTS

Để phổ biến tiếp theo bài phòng và điều trị bệnh trên tôm thẻ trước, hôm nay Tép Bạc sẽ thông tin đến bà con về vi khuẩn sinh bacteriocin nhé!

Tôm thẻ đẹp
• 12:30 27/11/2023

Bacteriocin và ứng dụng trong điều trị vi khuẩn trong NTTS

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành thực phẩm phát triển nhanh nhất các ngành sản xuất trên thế giới.

Bacteriocin
• 11:26 27/11/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 01:51 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 01:51 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 01:51 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:51 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 01:51 06/12/2023