Khánh Hòa: Mất Tết vì ốc hương giống chết

Vừa vực lại sản xuất sau cơn bão số 12, hàng chục cơ sở sản xuất ốc hương giống tại khu vực xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) lại lâm vào cảnh lao đao khi ốc chuẩn bị xuất bán lăn ra chết. Nguy cơ mất Tết đang hiển hiện trước mắt.

Mất Tết vì ốc hương giống chết
Cơ sở sản xuất ốc hương giống của ông Ngô Đình Đức vừa khôi phục sau bão nay lại thua lỗ.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Dũng (chủ trại nuôi ốc hương giống tại thôn Ninh Tịnh (xã Ninh Phước) nghẹn giọng: “Trong cơn bão số 12, tôi có 3 trại sản xuất ốc hương giống bị bão đánh tan, vừa mới khôi phục được 2 trại, với 50 bể. Sau khi khôi phục xong cơ sở vật chất của trại, tôi đã đầu tư 150 triệu đồng để ương nuôi 5 triệu con giống cung cấp cho người nuôi ốc hương thương phẩm tại Ninh Hòa, Vạn Ninh và Phú Yên. Tuy nhiên, ốc chỉ còn chưa đến 10 ngày nữa là giao cho khách hàng thì lăn ra chết. Toàn bộ chi phí đầu tư ương giống tan như bọt biển”. Được biết, để có tiền khôi phục sản xuất sau bão, ông Dũng đã phải nhờ người thân thế chấp tài sản vay ngân hàng. Những tưởng đợt ương nuôi này ông sẽ gỡ gạc được chút vốn do ốc giống đang khan hiếm thì nay lại lâm vào cảnh lao đao. Tết cũng trôi theo ốc.

Cách đó không xa là trại ương ốc giống của ông Ngô Đình Đức. Cũng như nhiều cơ sở khác ở vùng sản xuất giống này, 5 trại ương nuôi ốc hương của gia đình ông Đức cũng nát tan sau bão. Gắng gượng lắm ông mới khôi phục được 4 trại nuôi. “Sau khi nhận cọc của khách hàng, tôi đầu tư 300 triệu đồng để ương nuôi 10 triệu con ốc giống, sau bao ngày chăm bẵm, chỉ còn chưa đến 7 ngày là xuất bán thì ốc lăn đùng ra chết, bao công sức, tiền của đều mất trắng”, ông Đức thở dài.

Qua trao đổi với các chủ trại ương nuôi ốc hương giống, ốc chết có biểu hiện của bệnh ốc bỏ vỏ và đơ mày, sưng vòi. Các cơ sở đã chủ động đưa mẫu ốc đi xét nghiệm, kết quả ốc bị nhiễm khuẩn nặng. Theo lý giải của ông Đức, có thể là do nguồn nước không đảm bảo; bên cạnh đó, có thể là do các trại có ốc bị dịch bệnh nhưng không xử lý mà xả thẳng ra môi trường nên khi các hộ khác lấy nước vào cũng bị dịch bệnh theo. 

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa, sau cơn bão số 12, các cơ sở sản xuất ốc hương giống tại địa phương đều bị thiệt hại nặng, nhất là khu vực xã Ninh Phước. UBND thị xã Ninh Hòa đã kiến nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ đối với các cơ sở này. Trong khi chờ UBND tỉnh xem xét, các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn đã chủ động khôi phục sản xuất để kịp thời ương nuôi, đảm bảo cung ứng giống cho nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại vùng giống Ninh Tịnh xảy ra tình trạng ốc giống chết nhưng chưa rõ nguyên nhân. Các cơ sở khi có ốc chết không tuân thủ khuyến cáo, không thông báo cho cơ quan chức năng để nắm bắt tình hình. “Một thực tế là các cơ sở sản xuất ốc hương giống tại Ninh Tịnh vừa mới gượng dậy sau bão, nay Tết đã cận kề thì lại lâm vào cảnh thua lỗ do ốc chết. Ngoài ra, ốc giống chết cũng khiến cho các hộ nuôi thương phẩm gặp khó khăn do tình trạng khan hiếm ốc giống từ sau cơn bão số 12 càng thêm trầm trọng”, ông Đặng Cửu - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa cho biết.

Những ngày giáp Tết, ở vùng sản xuất giống Ninh Tịnh không nghe chộn rộn chuyện mua sắm Tết mà bao trùm là không khí ảm đạm của các cơ sở ương giống. Có đến hơn 60% trong số 110 cơ sở sản xuất ốc hương giống tại đây chung cảnh ngộ. Người ương ít thì lỗ vài trăm triệu đồng, người ương nhiều thì thua lỗ tiền tỷ. Chưa năm nào vùng giống Ninh Tịnh lại kém vui như Tết năm nay.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 15/02/2018
Bích La
Dịch bệnh

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 12:06 22/09/2023

Ký sinh trùng, nấm và những tác hại gây ra trên cá nước ngọt nuôi thâm canh

Các loài cá nước ngọt bản địa như cá rô đồng, cá lóc, sặc rằn, cá tra…được nuôi nhiều tại các tỉnh Miền tây như Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh hay các tỉnh Miền Đông như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước…

Cá lóc
• 15:28 28/08/2023

Các bệnh thường gặp trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer), là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan.

Cá chẽm
• 10:30 24/08/2023

Ảnh hưởng của vi bào tử trùng EHP lên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, tình hình nhiễm vi bào tử trùng EHP trên tôm nước lợ ở một số vùng nuôi của tỉnh Kiên Giang đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt và có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm vì mức độ phân cỡ và tiêu tốn nhiều thức ăn.

Tôm thẻ
• 12:18 22/08/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 19:44 26/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 19:44 26/09/2023

Nuôi tôm thiếu vốn chuyển đổi mô hình nuôi hiện đại

Nhiều người nuôi tôm nước lợ nỗ lực chuyển đổi mô hình, tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thực tế ở tỉnh Sóc Trăng có nhiều diện tích nuôi tôm lót bạt tuần hoàn và cũng hy vọng thời gian tới khó khăn phần nào được giải quyết khi tín hiệu mới đang mở ra.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:44 26/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 19:44 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 19:44 26/09/2023