Khánh Hòa: Nhiều tàu cá nằm bờ

Tuy thời tiết đang rất thuận lợi cho ngư dân vươn khơi khai thác hải sản, nhưng hiện có rất nhiều tàu cá đang nằm bờ, thậm chí có chủ tàu đã bán tàu, bỏ biển.

Khánh Hòa: Nhiều tàu cá nằm bờ
Hiện tại khu vực Hòn Rớ có rất nhiều tàu cá nằm bờ.

Ông Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng Ban quản lý cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang) cho biết: “Tình trạng tàu cá nằm bờ đã diễn ra từ mấy tháng qua, nhưng đến chuyến biển này thì nhiều hơn cả. Qua theo dõi từ đầu năm đến nay, lượt tàu cập cảng Hòn Rớ chỉ đạt khoảng hơn 2.250 lượt, sản lượng hải sản qua cảng chưa đến 3.370 tấn, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Cảng Hòn Rớ là nơi tập trung nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản; sản lượng thấp đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Ngay cả các chủ vựa thu mua hải sản cũng trả mặt bằng vì không có cá để nhập”.

Trao đổi với chúng tôi về nguyên nhân nhiều tàu cá khai thác xa bờ không vươn khơi, ông Trần Văn Đạt - ngư dân ở Hòn Rớ phân tích: “Điểm mấu chốt khiến tàu cá nằm bờ hoặc chủ tàu bỏ biển là hiệu quả của chuyến biển. Hiện nay, mỗi chuyến vươn khơi từ 20 ngày trở lên, tổn phí khoảng 100 - 120 triệu đồng, trong đó chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 50%; giá xăng dầu tăng cao mới đây càng khiến cho chi phí của ngư dân tăng lên. Trong khi đó, sản lượng khai thác rất thấp, có tàu câu cá ngừ đại dương đi cả tháng chỉ được 4 - 5 con; tàu lưới cản thì chỉ được 1 - 2 tấn; nhân công thì khan hiếm nên ngư dân đành cho tàu nằm bờ để tránh thua lỗ kéo dài”.

Không riêng gì các tàu cá xa bờ, các tàu khai thác vùng lộng, tuyến gần bờ cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhiều ngư dân quanh năm bám biển ở vùng đầm Nha Phu cho biết, sản lượng các loài cá, tôm, ghẹ sụt giảm đến 70 - 80% so với trước đây khiến thu nhập của người dân rất thấp. Đây là nguyên nhân chính khiến ngư dân chán nản, bỏ nghề. Một đêm đi biển mất 150.000 - 200.000 đồng tiền dầu nhưng chỉ bắt được chừng 1kg ghẹ, hơn 1kg cá... Vì vậy ngư dân bán ghe, lên bờ làm các công việc khác có thu nhập cao hơn.

Theo đại diện Chi cục Thủy sản, toàn tỉnh hiện có gần 10.000 tàu cá đăng ký. Trong đó, số tàu cá dưới 20CV hoạt động ven bờ chiếm hơn 55%, tàu có công suất từ 20CV - dưới 90CV hoạt động vùng lộng hơn 30%, có 1.365 chiếc có công suất hơn 400CV hoạt động ở vùng khơi. Tính đến hết tháng 5, tổng sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân toàn tỉnh chỉ đạt 36.070 tấn, bằng khoảng 36% kế hoạch năm. Đối với tàu cá xa bờ, từ đầu năm đến nay đã có 5 chuyến biển nhưng chỉ có 1 chuyến ngư dân có lãi cao, còn lại chủ yếu hòa vốn, thậm chí thua lỗ. Điều này đã dẫn đến tình trạng tàu cá nằm bờ, một số chủ tàu đã bán tàu. Trong khi đó, đội tàu công suất nhỏ lại chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu đội tàu khai thác của tỉnh, nhưng nguồn lợi ven bờ, vùng lộng ngày càng suy giảm. Điều này dẫn đến sản lượng khai thác xuống thấp, thu nhập của ngư dân bị ảnh hưởng nên nhiều người bỏ nghề, hàng trăm tàu công suất nhỏ nằm bờ.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 07/06/2018
Bích La
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 23:00 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 23:00 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 23:00 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 23:00 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 23:00 26/11/2024
Some text some message..