Khánh Hòa: "Nóng" chuyện gỗ làm lồng nuôi tôm hùm

Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, nhất là nuôi tôm hùm lồng trên vịnh Cam Ranh khiến cho nhu cầu gỗ làm lồng bè tại địa phương này tăng cao.

"Nóng" chuyện gỗ làm lồng bè
Một ô tô vận chuyển gỗ làm lồng bè bị Đội Kiểm tra liên ngành chống phá rừng tỉnh phát hiện, xử lý.

Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, Đội Kiểm tra liên ngành chống phá rừng tỉnh bắt giữ 2 xe ô tô vận chuyển khối lượng khá lớn các cây gỗ xẻ hộp làm lồng bè. Cụ thể, ngày 27-4, bắt giữ xe ô tô biển kiểm soát 79C-14558 vận chuyển 106 cây gỗ làm lồng bè, khối lượng khoảng 5m3 khi đang di chuyển trên tuyến Tỉnh lộ 9 theo hướng Khánh Sơn - Cam Ranh. Ngày 3-5, tại khu vực thôn Cư Thạnh (xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh), Đội đã chốt chặn, kiểm tra xe ô tô lưu thông hướng Ninh Hòa - Cam Ranh, phát hiện trên xe có 100 cây gỗ lồng bè và 9 khúc gỗ xẻ hộp, khối lượng 8,51m3. “2 xe ô tô vận chuyển gỗ không có giấy tờ hợp pháp này đều từ địa phương khác đưa về TP. Cam Ranh để tiêu thụ. Trước đó, đội đã phát hiện, xử lý một số vụ vận chuyển cây gỗ lồng bè trên địa bàn TP. Cam Ranh với khối lượng khá lớn”, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Đội trưởng Đội Kiểm tra liên ngành chống phá rừng tỉnh cho biết.

Trong tháng 4 vừa qua, Hạt Kiểm lâm Cam Ranh cũng phát hiện 2 vụ cất giấu gỗ, 1 vụ dùng xe ô tô vận chuyển gỗ xẻ hộp làm lồng bè, khối lượng hơn 8,5m3. Để hạn chế tình trạng người dân mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép lấy vật liệu làm lồng bè nuôi trồng thủy sản, Hạt Kiểm lâm Cam Ranh đã tuyên truyền, giới thiệu người dân đến một số cơ sở mua bán lâm sản có nguồn gốc hợp pháp; cắt cử lực lượng tuần tra, kiểm soát để xử lý tình trạng mua bán, vận chuyển gỗ lậu nhưng tình trạng vi phạm vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Tìm hiểu được biết, thời gian gần đây, việc phát triển nuôi thủy sản bằng lồng bè tại địa bàn TP. Cam Ranh khá “nóng”; số ô lồng nuôi không ngừng tăng, vượt xa so với số lượng lồng nuôi theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Cụ thể, theo quy hoạch, tại TP. Cam Ranh chỉ phát triển ở 3 vùng nuôi gồm: Bình Ba diện tích 100ha, bố trí khoảng 8.000 lồng nuôi; Cam Lập diện tích 500ha, bố trí 25.000 lồng nuôi và Bình Hưng diện tích 30ha, bố trí 1.000 lồng nuôi. Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, toàn TP. Cam Ranh đã có 52.000 lồng nuôi, rất nhiều trong số này người dân nuôi tự phát ngoài quy hoạch. Riêng nuôi tôm hùm lồng, đến hết tháng 3 năm nay, nông dân trên địa bàn đã thả nuôi 39.500 lồng. Một trong những vật liệu người dân sử dụng để làm lồng bè nuôi thủy sản là gỗ rừng tự nhiên. Trung bình, để làm 1 lồng nuôi thủy sản phải mất khoảng 0,4m3 gỗ; sau vài năm, người nuôi phải thay gỗ 1 lần. Do đó, nhu cầu gỗ làm lồng bè tại địa phương này rất lớn.

Ông Nguyễn Văn Thuận - người nuôi tôm hùm xanh tại phường Cam Linh cho hay: “Nhu cầu cao nên giá gỗ làm lồng bè cũng tăng nhanh, khoảng 40% so với cách đây 1 năm. Hiện nay, mỗi cây gỗ hộp vuông 10cm, dài 5m dùng làm lồng bè được đầu nậu thu mua tại cửa rừng là 300.000 đồng, đưa về bán tại TP. Cam Ranh khoảng 600 - 700 nghìn đồng, nếu bán tại Bình Ba, Bình Hưng thì có giá đến 1 triệu đồng. Để giảm giá thành đầu tư lồng bè, một số hộ đã chuyển sang sử dụng tre, gỗ rừng trồng để làm bè, lồng nuôi nhưng chưa biết hiệu quả ra sao”.

Ông Trần Minh Thu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho hay, hiện nay, nguồn lâm sản làm lồng bè khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép chủ yếu được đưa về TP. Cam Ranh từ các địa bàn lân cận như: Khánh Sơn, Cam Lâm, Ninh Hòa… Việc người dân phát triển tự phát nuôi trồng thủy sản ngoài quy hoạch đang gia tăng áp lực lên tài nguyên rừng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng gặp nhiều khó khăn. Để giảm bớt tình trạng phụ thuộc vào nguồn gỗ tự nhiên, cần thiết phải thay thế vật liệu làm lồng bè từ gỗ sang vật liệu khác. Bên cạnh đó, chi cục tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý kịp thời các vụ vi phạm; đồng thời chỉ đạo các hạt kiểm lâm địa phương giới thiệu cho người dân các cơ sở mua bán lâm sản có nguồn gốc hợp pháp để mua, hoặc sử dụng một số loại gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng phù hợp để làm lồng bè…

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 09/05/2019
Bích La
Nuôi trồng

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 18:42 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 18:42 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 18:42 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 18:42 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 18:42 26/04/2024