Khánh Hòa: Ốc hương chết yểu

Hiện nay, người nuôi ốc hương trên địa bàn phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) lâm vào cảnh lao đao khi ốc chết hàng loạt, thua lỗ hàng trăm triệu đồng, thậm chí có hộ lỗ đến tiền tỷ.

Ốc hương chết yểu
Nhiều đìa nuôi ốc hương ở phường Ninh Hải xuất hiện tình trạng ốc chết yểu

Bà Nguyễn Thị Hoa, tổ dân phố (TDP) 1 - Đông Hải cho biết, đầu vụ ốc năm nay, gia đình bà thả nuôi 1 triệu con giống. Tuy nhiên, mới nuôi được hơn 20 ngày thì ốc chết hết, gia đình bà thua lỗ khoảng 200 triệu đồng. Tiến hành cải tạo lại đìa, mua cát lót nền đáy, bà tiếp tục thả nuôi lần 2 với hơn 600.000 con giống nhưng cũng thất bại. Bao nhiêu tiền lãi thu được từ vụ ốc năm 2016 đều trôi theo 2 vụ thả giống ốc đầu năm nay.

Hộ ông Lê Hữu Hài, TDP 6 - Bình Tây cũng thiệt hại nặng nề do ốc hương chết hàng loạt. Ông Hài chia sẻ: “Đầu tháng 2, tôi cải tạo 5.000m2 đìa, thả nuôi 2,5 triệu con ốc hương giống. Sau 1 tháng thả nuôi, bỗng dưng ốc trong đìa chết sạch. Đợt này, gia đình tôi thua lỗ gần 500 triệu đồng, trong đó 225 triệu đồng tiền giống, còn lại là tiền thức ăn, cải tạo ao nuôi. Đợi cho tình hình ổn định hơn, tôi mới dám thả giống đợt 2”.

Được biết, TDP 1 - Đông Hải là nơi bị thiệt hại nặng nề hơn cả do ốc hương chết sớm. Ông Nguyễn Văn Miết - Tổ trưởng TDP 1 - Đông Hải cho hay: “Trong tổ có 36 hộ nuôi ốc hương, tổng diện tích 17,2ha thì có đến hơn 85% diện tích nuôi ốc của người dân bị thiệt hại. Có hộ đã thả 2 - 3 triệu con giống (mỗi lần thả khoảng 1 triệu con) mà vẫn bị hư”. Trong khi đó, tại TDP 6 - Bình Tây có 24 hộ nuôi ốc, tổng diện tích hơn 10ha cũng có đến 14 hộ bị thiệt hại, ước diện tích thiệt hại hoàn toàn khoảng 70%.

Theo phân tích của ông Hài và nhiều hộ nuôi ốc hương khác ở phường Ninh Hải, ốc hương chết yểu có biểu hiện sưng vòi, đơ mày, ốc lên ăn nhưng không xuống đáy được do yếu sức. Nguyên nhân có thể do thời tiết, vì trong thời gian xảy ra tình trạng ốc chết, thời tiết lạnh hơn so với bình thường, sương mù xuất hiện dày. Ngoài ra, trên cùng một vùng nuôi, có hộ ốc chết trắng, có hộ ốc chết 70%, có hộ tỷ lệ hao hụt chỉ khoảng 30% nên có thể xuất phát từ chất lượng ốc giống.

Ông Nguyễn Thành Phong - Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hải cho biết, hầu hết các hộ nuôi ốc hương trên địa bàn phường đều trúng lớn trong năm 2016, trung bình mỗi hộ thu lãi 500 - 700 triệu đồng. Chính điều này đã kích thích nhiều hộ khác đầu tư nuôi ốc hương, không ít ruộng muối kém hiệu quả đã được người dân cải tạo để chuyển sang nuôi ốc.

Tuy nhiên, vụ nuôi ốc năm nay lại không thuận lợi, ốc cứ thả xuống 10 - 30 ngày lại chết yểu. Trong số gần 40ha nuôi ốc hương của 74 hộ trên địa bàn xã, có đến gần 60% diện tích bị thiệt hại. Trung bình, mỗi hộ thua lỗ từ 300 đến 500 triệu đồng; thậm chí có hộ thả nuôi 2 - 3 đợt nhưng ốc vẫn chết, thiệt hại lên đến tiền tỷ. Địa phương mong muốn cơ quan chức năng kiểm tra, xác định đâu là nguyên nhân khiến ốc hương chết yểu trong thời gian qua. Qua đó, có khuyến cáo cụ thể đến người nuôi để tránh thiệt hại.

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa, hiện nay, trên địa bàn thị xã người dân thả nuôi gần 350ha ốc hương. Từ đầu năm đến đầu tháng 4, Phòng Kinh tế thị xã ghi nhận tình trạng ốc hương chết rải rác ở một số địa phương, trong đó nặng hơn cả là phường Ninh Hải. Ngoài ra, một số trại sản xuất ốc hương giống ở địa bàn xã Ninh Phước cũng xuất hiện tình trạng ốc hương giống bị chết. Từ cuối tháng 4 đến nay, ốc hương được người dân thả nuôi phát triển tương đối ổn định, tỷ lệ hao hụt thấp. Nguyên nhân khiến ốc hương chết không phải do dịch bệnh, mà có thể do thời tiết, môi trường và cả chất lượng con giống.


Ông Đặng Cửu - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa: Kết quả phân tích môi trường nước tại nhiều vùng nuôi ao đìa nước lợ, mặn ở các địa phương cho thấy, có một số chỉ tiêu môi trường vượt ngưỡng cho phép.

Hiện nay đang vào thời điểm nắng nóng, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra môi trường nước trong ao nuôi, theo dõi hoạt động của thủy sản, bổ sung khoáng vi lượng, vitamin và xử lý vi sinh định kỳ. Lưu ý, rút ngắn thời gian giữa hai lần xử lý nhằm làm sạch đáy ao, tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi, duy trì mực nước trong ao hợp lý với từng đối tượng nuôi.

Đối với ao nuôi có phosphat (PO4) vượt ngưỡng cho phép dẫn đến nguy cơ các loài tảo, vi tảo phát triển, người nuôi cần xử lý nước định kỳ để giảm hàm lượng PO4 xuống; cần kiểm tra định kỳ các thông số môi trường nhằm giúp thủy sản nuôi phát triển tốt. Đối với ao nuôi có độ kiềm cao, cần định lượng độ kiềm rồi tính toán lượng phèn chua hoặc thạch cao sử dụng cho ao nuôi để giảm độ kiềm. Đối với ao nuôi có độ đục vượt ngưỡng, người nuôi nên sử dụng các loại vôi zeolite, diatomite và chế phẩm sinh học để làm trong nước. Ngoài ra, người dân cần bổ sung chế phẩm sinh học vào ao nuôi để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, phân hủy các chất hữu cơ, qua đó làm giảm đáng kể lớp bùn nhớt, giảm mùi hôi của nước trong ao.

 

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 17/05/2017
Bích La
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 20:39 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:39 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:39 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:39 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:39 20/04/2024