"Khó ăn" khi nuôi tôm theo công nghệ cũ

Các loại thủy sản cá, tôm, đặc biệt là con tôm thẻ, tôm sú nước lợ cũng là vật nuôi chủ lực của tỉnh Đồng Nai được tập trung phát triển trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, nông dân sẽ gặp nhiều rủi ro khi nuôi theo các cách cũ.

Nuôi tôm thâm canh
Đầu tư công nghệ nuôi tôm để đạt được hiệu quả cao.

Trong đó, nuôi tôm nước lợ thâm canh đang đứng đầu về hiệu quả kinh tế nhưng vẫn thiếu bền vững vì rủi ro về dịch bệnh lớn. Người nuôi tôm hiện đang nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao để vừa giảm rủi ro dịch bệnh, vừa tăng năng suất, chất lượng con tôm nuôi.

Rủi ro lớn khi nuôi theo cách cũ

Theo so sánh của nông dân nuôi tôm, doanh thu bình quân của nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng thâm canh ở địa phương đạt mức 1,25 tỷ đồng/ha, lợi nhuận khoảng 600 triệu đồng. Tuy nhiên, khó khăn khi nuôi tôm thâm canh theo cách truyền thống nuôi trong ao đất là môi trường nước cung cấp cho các ao nuôi tôm ngày càng chịu sự ảnh hưởng bất lợi từ các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các khu công nghiệp nên chất lượng nước không đảm bảo. Theo đó, rủi ro lớn nhất hiện nay là dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt với con tôm thẻ, tôm sú cũng ngày càng phức tạp, khó xử lý hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến việc nuôi tôm thời gian qua vẫn phát triển thiếu bền vững.

Ông Lê Văn Ly, nông dân nuôi tôm tại xã Phước An (H.Nhơn Trạch) so sánh, trước đây, nuôi tôm theo cách quảng canh, 1 năm chỉ nuôi 1 vụ, nguồn nước ít bị ô nhiễm nên cứ thả con giống là chờ ngày thu hoạch. Nhưng giờ chuyển sang nuôi thâm canh 1 năm 2-3 vụ nuôi, mật độ nuôi cũng dày hơn, nguồn nước cũng ngày càng ô nhiễm khiến cho dịch bệnh xuất hiện trên con tôm rất nhiều. Không ít vụ nuôi, nông dân trắng tay vì tôm chết hàng loạt do dịch bệnh.

Cùng nỗi lo, ông Trương Văn Thần, nông dân nuôi tôm ở xã Phú Hữu (H.Nhơn Trạch) chia sẻ, trước đây, có nhiều hộ dân thấy nuôi tôm cho lợi nhuận cao nên đua nhau đổ vốn làm ao tôm. Nhiều hộ đạt lợi nhuận tốt nhưng cũng không ít trường hợp bị con tôm “ăn” mất nhà, mất đất. Nguyên nhân là do càng về sau, nguồn nước càng ô nhiễm, những nông dân mới nuôi thiếu kinh nghiệm, dịch bệnh trên con tôm xuất hiện nhiều khiến không ít người chạy theo phong trào làm ao tôm phải trắng tay.

Cần ứng dụng công nghệ

Nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, các địa phương đang khuyến khích nhân rộng mô hình nuôi tôm thâm canh trong nhà lưới theo quy trình CPF (ao nuôi được lót đáy bạt và phủ lưới). Đây là công nghệ mới trong nuôi tôm, đòi hỏi sự đồng bộ từ khâu chọn con giống sạch, chất lượng đến tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào; sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại. Đặc biệt, ao nuôi được thiết kế để các chất thải, chất bẩn tập trung lắng xuống khu trũng ở đáy ao, người nuôi vệ sinh hằng ngày và hút các chất bẩn ra khỏi ao nuôi nên hạn chế được rủi ro dịch bệnh cho con tôm.

2 năm trước, gia đình ông Huỳnh Văn Ba, nông dân nuôi tôm tại xã Phú Hữu chuyển từ nuôi ao đất theo cách truyền thống sang ứng dụng công nghệ mới lót vải bạt, phủ lưới cho ao nuôi. Theo ông Ba: “Tôi buộc phải tốn tiền đầu tư đưa công nghệ mới trong nuôi tôm vì nuôi theo cánh cũ hầu như không có lợi nhuận, có vụ trắng tay vì rủi ro dịch bệnh quá lớn”.

Với công nghệ mới, người nuôi áp dụng quy trình an toàn sinh học từ việc xử lý nguồn nước đầu vào; vệ sinh ao nuôi thường xuyên và chọn lọc con giống tốt... nên kiểm soát tốt hơn về dịch bệnh, năng suất, chất lượng con tôm nuôi cũng đạt hơn.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Trường Đại, nông dân đi tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm ở xã Vĩnh Thanh (H.Nhơn Trạch) so sánh: “Nuôi tôm ứng dụng công nghệ lót vải bạt, phủ lưới cho lợi nhuận gấp nhiều lần so với cách nuôi truyền thống trong ao đất vì năng suất mỗi vụ thu hoạch đạt cao gấp 3-4 lần so với cách nuôi cũ. Mỗi năm, người nuôi có thể nuôi từ 3-4 vụ chứ không chỉ làm được 2 vụ như cách nuôi truyền thống. Rủi ro dịch bệnh cũng được kiểm soát tốt hơn nên mô hình này có thể cho lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm”.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 29/04/2020
Bình Nguyên

Tảo sợi trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm là một nghề mang lại thu nhập ổn định và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý ao nuôi tôm không hề đơn giản.

Tế bào tảo sợi
• 09:44 28/06/2024

Hậu quả của việc sử dụng tôm có dư lượng kháng sinh cao

Trong cuộc sống hiện đại, tôm là một nguồn thực phẩm phổ biến và quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, đã trở thành mối lo ngại lớn.

Thịt tôm
• 10:24 27/06/2024

Rối loạn cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 08:00 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 10:50 25/06/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 11:31 29/06/2024

Áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong ao nuôi thủy sản

Trong thời đại hiện đại, khi những thách thức về môi trường và tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong các trang trại thủy sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Cho tôm ăn
• 11:31 29/06/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 11:31 29/06/2024

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030

UBND tỉnh Bình Đinh ban hành Quyết định số 988/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030 tại phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (giai đoạn 1) do Công ty CP Cảng Quy Nhơn làm chủ đầu tư. Quyết định này điều chỉnh cho Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh.

Cảng Quy Nhơn
• 11:31 29/06/2024

Tảo sợi trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm là một nghề mang lại thu nhập ổn định và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý ao nuôi tôm không hề đơn giản.

Tế bào tảo sợi
• 11:31 29/06/2024
Some text some message..