Khó khăn khi “nói không” với kháng sinh trong nuôi thủy sản

Ngày nay, việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh trong nuôi thủy sản rất phổ biến.

lựa tôm chết
Gần đây, bệnh trên tôm xuất hiện nhiều khiến chủ hồ phải thu hoạch sớm.

Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng mất an toàn thực phẩm hay tình trạng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc kháng sinh trên thủy sản nuôi và cả con người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm mất thị trường xuất khẩu.

Lạm dụng kháng sinh

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, dư lượng kháng sinh thường xuất hiện trong tôm nuôi thương phẩm là Oxy tetracycline, Chloramphenicol (kháng sinh diệt khuẩn ở nồng độ cao) và Enrofloxacin (kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, giúp tôm nuôi ít bị tấn công gây bệnh). Dù các chất này đã được Bộ NN&PTNT cấm sử dụng, nhưng vì lợi nhuận, không ít hộ dân vẫn sử dụng bừa bãi để kích thích tôm lớn nhanh.

Ông T., người nuôi tôm ở xã Vĩnh Hảo (Tuy Phong) cho rằng: Ngoài cám thì kháng sinh là “thức ăn” không thể thiếu đối với con tôm. Gần đây, bệnh hoại tử gan tụy trên tôm bùng phát mạnh nên người nuôi phải sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn rồi tạt vào môi trường nước để phòng bệnh cho tôm. Hiện nay, Enrofloxacin là loại kháng sinh có độ kháng khuẩn rộng, hiệu quả diệt khuẩn cao nhất nên được nhiều người nuôi tôm chọn sử dụng. Ngoài ra, nhiều chủ hồ tôm còn kể vanh vách tên, cách sử dụng các loại kháng sinh trong quá trình nuôi tôm mà không hề hay biết, nhiều loại nằm trong danh sách thuốc bị cấm sử dụng. Tuy nhiên, việc nuôi tôm có đạt sản lượng hay không mới là mục tiêu hàng đầu của những nông dân nơi đây. Vì nếu không dùng kháng sinh mà thành công là điều vô cùng phi lý.

Trong điều kiện nghề nuôi thủy sản thâm canh ngày càng phát triển thì việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh là điều khó tránh khỏi. Theo các ngành chức năng, nguyên nhân dẫn đến người dân lạm dụng kháng sinh một phần là do hệ thống nhân viên tiếp thị của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc thủy sản quá mạnh, tư vấn tại hồ, cung cấp sản phẩm tận nơi. Bên cạnh đó, chiết khấu cao cho các đại lý, kèm theo nhiều chương trình hậu mãi, du lịch nước ngoài… nếu bán đạt doanh số. Do đó, trước những lời quảng cáo, mời chào các loại thuốc kháng bệnh tốt cho tôm thì bất cứ người dân nào cũng muốn tôm đang nuôi nhanh chóng khỏi bệnh, đạt năng suất cao.

Cần tập huấn, hướng dẫn

Theo Chi cục Thủy sản, kháng sinh vẫn được phép sử dụng trong nuôi tôm. Nếu dùng đúng loại, nồng độ và liều lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, thì nó mang lại hiệu quả tích cực trong việc tăng sức đề kháng, giảm thiểu dịch bệnh gây hại trên con tôm. Tuy nhiên, hầu như người nuôi tôm không nắm được loại kháng sinh nào bị cấm sử dụng, rồi nồng độ bao nhiêu là phù hợp và thời gian cách ly bao lâu để đảm bảo an toàn. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư nuôi tôm qua cải tạo ao, sử dụng con giống chất lượng, quản lý và chăm sóc tôm nuôi đúng quy trình... thì việc trang bị kiến thức nuôi tôm an toàn cho người dân cũng là vấn đề cấp thiết. Thông thường, người nuôi thủy sản đến các đại lý kinh doanh thuốc mô tả bệnh và được các đại lý này bán thuốc mà không quan tâm đến các sản phẩm đó có phải là chất cấm hay không. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là người nuôi chưa quan tâm đến thời gian sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch, dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Theo phản ánh của người nuôi tôm, họ rất ít được ngành chức năng cung cấp danh sách các loại kháng sinh cấm cũng như liều lượng sử dụng, thời gian cách ly tương ứng với từng loại. “Đa số chúng tôi nuôi tôm theo kinh nghiệm và tự chia sẻ với nhau. Việc dùng men vi sinh để thay thuốc kháng sinh cũng là do chúng tôi thử”, ông N.V.L (Vĩnh Tân) cho biết.

Để người nuôi tôm mạnh dạn “nói không” với kháng sinh, tạp chất thì bên cạnh công tác tuyên truyền, các ngành chức năng cần tăng cường hướng dẫn và chuyển giao quy trình, kỹ thuật nuôi tôm an toàn cho bà con. Nhất là cách sử dụng men vi sinh, các loại chế phẩm sinh học thay thế thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất. Mục tiêu đến cuối năm 2018, chấm dứt tình trạng tôm có tạp chất, hóa chất, kháng sinh, khẳng định thương hiệu tôm sạch trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong sản xuất và kinh doanh tôm thương phẩm.

Bình Thuận Online
Đăng ngày 16/02/2017
Theo M. Vân
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 07:10 08/05/2024

Giải pháp dinh dưỡng và công nghệ nâng cao năng lực ngành tôm

Ngành tôm nước ta trong các nước châu Á đang mất dần thị phần vì giá thành cao (tăng từ 3,5 USD năm 2009 lên 3,7 USD năm 2023 với tôm cỡ 50-60 con/kg), tỷ lệ chết trong quá trình nuôi có khi lên tới 40-50%.

Tôm thẻ
• 07:10 08/05/2024

Những sinh vật biển có độc tại vùng biển Việt Nam

Du lịch biển ở Việt Nam là từ khóa xuất hiện rất phổ biến, nhất là trong thời tiết nắng nóng như mùa hè hiện nay. Trong đó, hiện tượng ngộ độc hay dị ứng thủy hải sản được lưu tâm hơn cả bởi nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới những tình huống đáng tiếc.

Sứa biển
• 07:10 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 07:10 08/05/2024

Tôm đông lạnh có còn giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có?

Ngày này, các loại thực phẩm đông lạnh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản. Vậy tôm đã đông lạnh có còn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe con người hay không? Cùng Tép Bạc tìm hiểu chúng ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú
• 07:10 08/05/2024